Kết quả không kích Syria, Nga hay Mỹ nói dối?

Việc Mỹ Anh Pháp không kích Syria đã qua nhiều ngày, nhưng đối với kết quả của vụ không kích này thì các bên vẫn tranh luận xôn xao. Bộ Quốc phòng Nga nói Syria đánh chặn được 70% các tên lửa bắn tới còn Donald Trump thì nói tên lửa phương Tây bắn trúng với tỉ lệ 100%. Vậy ai mới là người nói gần với sự thật hơn?

Tin liên quan: 

Ai là người hoang báo chiến quả?

Báo Quan Điểm của Nga hôm 18 dẫn lời Trump nói: “chúng ta phóng hơn 100 tên lửa, họ không chặn được bất kỳ quả nào. Mặc dù Syria nói bắn rơi nhiều tên lửa nhưng nhân viên bên quân đội nói với tôi, tên lửa đều bắn trúng các mục tiêu đã định”.


Còn người phát ngôn BQP Nga thì nói khi Mỹ và đồng minh tấn công Syria, hệ thống phòng không Syria đã bắn ra 112 quả tên lửa để chặn và đã chặn được 71/103 quả tên lửa bắn ra. Kết quả chiến đấu tốt nhất là tổ hợp tên lửa pháo phòng không Pantsir-S1 đã bắn 25 quả tên lửa thì trúng mục tiêu 23 quả, tỉ lệ đánh chặn được đạt tới 90%. Hệ thống Buk-M2 bắn 29 quả đạn, hạ 24 quả tên lửa, tỉ lệ chặn thành công hơn 80%.

Truyền thông Nga nói rằng việc BQP Mỹ nói tin tức phía Nga là giả là hoàn toàn sai. Mỹ cũng không đưa ra được chứng cứ chứng minh 100% tên lửa trúng mục tiêu. Nhưng phía Nga thì lại có bằng chứng là mảnh tên lửa bị bắn rơi để chứng minh. Cựu Chỉ huy bộ đội phòng không không quân của Nga nói rằng dù cho không có hệ thống phòng không đánh chặn thì tên lửa của Mỹ cũng không thể thành công 100%. Luôn có một số lượng tên lửa nhất định không thể bắn trúng mục tiêu đã định, đây là tình huống bình thường trong hành động tác chiến. Bởi thế, Donald Trump và tướng lĩnh Mỹ nói 100% là không thực tế.

Có phân tích chỉ ra rằng radar cảnh giới và radar chỉ thị mục tiêu trong mạng lưới cảnh báo của phòng không Syria tương đối khó khăn để phát hiện các mục tiêu nhỏ bay thấp. Trong tình huống hiện thực, mục tiêu dễ dàng bị địa hình địa vật che khuất, nhiễu địa vật cũng tương đối nghiêm trọng, hơn nữa lần không kích này, tên lửa sử dụng đại đa số sử dụng công nghệ tàng hình, diện tích phản xạ sóng radar cực kỳ nhỏ. Thêm vào đó quân Mỹ còn sử dụng cả máy gây nhiễu trợ chiến, đánh chặn quả thực không dễ.

Kết quả thực tế đánh giá thế nào?

Đối với mức độ bắn trúng và hủy diệt của tên lửa Mỹ, Mỹ chỉ cung cấp ảnh chụp các mục tiêu bị phá hủy. Truyền thông Nga hoài nghi, vì sao Lầu Năm Góc không cung cấp hình ảnh lưu trữ của camera gắn trên tên lửa, hình ảnh như vậy mới có sức thuyết phục cao nhất.

Người phát ngôn BQP Nga nói Mỹ Anh Pháp bảo rằng chỉ tấn công 3 mục tiêu ở Syria, điều đó cũng khiến người ta nghi ngờ. Cũng có thể nói, đối với mỗi mục tiêu phóng hơn 30 quả tên lửa hành trình và tên lửa không đối đất. Điều này rất khả nghi. Bất kể là tính toán theo cách nào, mỗi mục tiêu chỉ cần không đến 10 quả tên lửa cũng đã bị hủy hoàn toàn rồi.

Một vấn đề khác là Syria làm thế nào để đoán định số lượng đánh chặn thành công? Hiện nay cũng chỉ có chứng cứ gián tiếp chứng minh. Một sĩ quan từng làm Phó Tư lệnh Không quân quân khu Baltic thời Liên Xô nói rằng Syria căn cứ vào những mảnh vỡ phát hiện được của tên lửa hành trình để đưa ra kết luận. Trên thực tế, thu thập, tìm kiếm và điều tra những mảnh vỡ tên lửa này cần thời gian nhất định. Nơi rơi xuống của mảnh vỡ của tên lửa Tomahawk nằm trong khu vực quân chính phủ kiểm soát, trên mặt đất có thể tìm thấy, để tiến hành chụp ảnh và thống kê chúng cần khoảng 1 tuần. Bởi thế có người hoài nghi rằng số lượng tên lửa bị đánh chặn, phía Nga cũng không có 100% chứng cứ, chỉ là một dạng phán đoán.

Nhưng cựu chỉ huy phòng không không quân Nga cho biết Nga có hệ thống phân tích hiệu quả đánh chặn, bởi thế số lượng đánh chặn không hoàn toàn là đoán. Từng nhiều lần đến Syria, cựu Phó Tư lệnh phòng không Nga Alexandr Luzan nói lực lượng phòng không Syria rất mạnh mẽ, trong đó Syria đã mua hệ thống phòng không tiên tiến Buk-M2 của Nga và nó đã phát huy tác dụng chủ yếu. Nó có thể bắn mục tiêu từ cự ly 40 đến 42km, với mục tiêu bay thấp như tên lửa hành trình, nó vẫn có thể bắn nhiều lần.

Mỗi bệ phóng có thể đồng thời bắn vào 4 mục tiêu. Mỗi tiểu đoàn trang bị 6 bệ phóng. Như vậy một tiểu đoàn một lần phóng có thể bắn 24 mục tiêu tên lửa hành trình. Ông Luzan nói lần này hệ thống phòng không Syria cũng không phải là mục tiêu tấn công của phương Tây mà chỉ bị gây nhiễu. Bởi thế họ giành được thành tích này cũng là bình thường. Cựu Tư lệnh phòng không của Tập đoàn quân số 4 Nga nói hệ thống phòng không Syria giành được thành quả này hoàn toàn là do Nga giúp đỡ khôi phục năng lực phòng không và huấn luyện bộ đội cho. Ông nói: “Khả năng khi phóng đạn đánh chặn tên lửa, chúng tôi đã giúp họ, hoặc là gửi cho họ cảnh báo sớm”.

Defense News của Mỹ đưa tin rằng các tên lửa đánh chặn của Syria đại bộ phận đều phóng lên sau khi các tên lửa của Mỹ và đồng minh đã bắn trúng mục tiêu.

Hệ thống tác chiến điện tử Nga lập đại công?

Phía Nga cho rằng nguyên nhân Mỹ Anh Pháp tấn công Syria thất bại là vì Nga gây nhiễu các tên lửa của họ. Báo Độc Lập của Nga hôm 18 dẫn lời chuyên gia quân sự Nga nói: trong khi chống tên lửa tấn công, chuyên gia Syria có thể sử dụng hệ thống tác chiến điện tử của Nga. Sau khi các nước phương Tây phát động tấn công Syria, chỉ huy bộ đội tác chiến điện tử Nga tiết lộ: mấy năm gần đây, lực lượng tác chiến điện tử Nga phát triển đến trình độ tiên tiến nhất của thế giới. Ông nói khi Mỹ tấn công Syria, hệ thống tác chiến điện tử sử dụng chủ yếu là phá hoại việc dẫn đường chính xác của tên lửa. Báo chí nói Nga bố trí tại Syria các hệ thống tác chiến điện tử Karasukha-4 khiến tên lửa Mỹ Anh Pháp bị mất hiệu quả.

Báo chí cũng nói hệ thống đó có tác dụng quan trọng là gây nhiễu tín hiệu GPS. Có tin tức nói khoảng ngày 13, các thiết bị thu GPS trên lãnh thổ Lebanon gần Damacus không thể nào thu được tín hiệu vệ tinh. Bên ngoài nghi là Nga đã sử dụng trang bị gây nhiễu GPS.

Nhưng chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng: Tuy lần này tên lửa tham chiến đại đa số sử dụng tín hiệu GPS nhưng GPS cũng không phải phương thức dẫn đường duy nhất. Đặc biệt là khi hành trình trên mặt đất, tên lửa Tomahaw và tên lửa Storm Shadow của Pháp đều có thể dựa vào phương thức dẫn đường kết hợp địa hình để sửa chữa, giai đoạn cuối thì dựa vào dẫn đường hồng ngoại kết hợp bản đồ để tấn công. Dù cho GPS bị gây nhiễu cũng ảnh hưởng không nhiều đến các tên lửa này.


Chuyên gia nói việc các bên nói các kết quả khác nhau cũng là điều không ngạc nhiên, đây chỉ là một phần trong tâm lý chiến và dư luận chiến của Nga và Mỹ. Mỹ Nga e rằng không ngây thơ đến mức công khai thành thật những kết quả gây bất lợi cho họ. 


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn