Những ngày tháng 3 năm 1973, cuộc chiến kéo dài hơn 10 năm
mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam kết thúc. Trong cuộc chiến tranh này, hơn 5 vạn lính
Mỹ tử trận, hơn 30 vạn người khác bị thương, tốn kém hàng trăm tỉ USD.
Điều đáng nói là trong cuộc chiến này Mỹ chiếm ưu thế tuyệt
đối về cả thực lực quân sự lẫn kinh tế nhưng lại thất bại.
Đối với người Mỹ, chiến tranh không chỉ mang lại gánh nặng
trầm trọng mà với những cựu binh từng tham chiến, đó còn là một thời kỳ lịch sử
thống khổ đau buồn với những tổn thương vĩnh viễn không thể bù đắp.
Không ít binh lính Mỹ trở về nước trong thời gian dài ở
trong tâm trạng căng thẳng và lo sợ, hành vi điên loạn, mất lòng tin vào cuộc sống.
Có người nghiện rượu, nghiện cờ bạc, hiếp dâm, đánh lộn, tham gia bạo lực, tự
sát; có người gia nhập băng đảng, tham gia lính đánh thuê; lại có những người vừa
từ chiến trường về rất nhanh chóng bị tống vào tù. Những hiện tượng này được gọi
là “Căng thẳng rối loạn sau chấn thương”.
Những người bị mắc chứng này, chịu không nổi ác mộng thời
gian dài và những lo sợ hàng ngày, cũng không có cách nào đối diện người nhà và
thích ứng xã hội, có người còn chạy vào thâm sơn cùng cốc ở ẩn, hoặc chạy đến đảo
hoang không người. Họ tự xây dựng chỗ ở giản đơn bằng cỏ, dựa vào quả dại và
săn bắt động vật mà sống, mục đích là để thoát ly nỗi sợ trong ký ức.
Có người lính tên là George, sau khi về nước đã mang theo một
khẩu súng máy ở ẩn vào rừng rậm ở ngoại thành. Ông ta quen đốt lửa vào ban đêm
rồi chạy điên cuồng quanh đống lửa. Có khi ngủ mơ tỉnh dậy, ông ta lấy súng máy
bắn loạn lên trời. Khi không chịu nổi cô
đơn tịch mịch, thì lại nửa đêm chạy đến quán rượu trong thành phố, và không chỉ
uống rượu mà còn tìm người đánh lộn, hoặc tham gia những trận quyền anh dưới hầm.
Có khi thắng được số tiền lớn mang về nhưng cũng có khi bị đánh đến thương tích
đầy mình.
Có một người khác tên Mike Hall, sau khi về nước mang theo 7
chú chó của mình, sống 10 năm trên chiếc xe tải. Sau đó mang những chú chó vào
rừng sâu, ở lại trong một xưởng gỗ bỏ hoang. Ông ta thường dắt một súng ngắn
bên hông, tay dắt chó chạy cuồng trong núi và liên tục la hét. Khi thấy những
người lên núi khai thác gỗ hoặc những người qua đường, anh ta nhìn họ với sự cảnh
giác và theo dõi.
Có người cựu binh sau khi về nước không thể thích nghi đã
vào núi lập một căn nhà. Trong nhà chứa đầy lựu đạn, súng máy và đạn. Sau khi cảnh
sát phát hiện ra đã tịch thu vũ khí đó, người cựu binh nói: “Tôi biết hành vi của
tôi là rất hoang đường nhưng nếu để tôi không có vũ khí, tôi sẽ rất sợ hãi”.
10 năm chiến tranh khiến những cự binh này quen với sinh ly
tử biệt, khiến họ quen với cuộc sống lo sợ, thích ứng với sự căng thẳng chiến đấu.
Chiến tranh kết thúc, các hội chứng hậu chiến tranh khiến họ không thể thích
nghi lại cuộc sống.
Tags:
ho-so