Vì sao Việt Nam loại bỏ chữ Hán đã dùng hơn ngàn năm?

Đây là một bài viết đăng trên mạng Toutiao của Trung Quốc để lý giải về việc tại sao Việt Nam đã dùng chữ Hán hơn ngàn năm mà đến 1945 lại quyết định loại bỏ.

Bài báo viết: “Văn hóa Trung Hoa bác đại tinh thâm, trong dòng chảy lịch sử lâu dài đã có ảnh hưởng rất lớn đối với các nước lân bang. Cho đến hiện tại, có một số văn hóa vẫn xuất hiện trước mắt chúng ta, chẳng hạn trà đạo, trang phục… Thực tế còn có văn tự. Trong lịch sử cổ đại, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam đều sử dụng chữ Hán Trung Quốc. Nhưng sau khi bước vào thời cận đại, các nước này đều loại bỏ chữ Hán. Năm 1945, Việt Nam loại bỏ chữ Hán đã sử dụng hơn ngàn năm. Vì sao lại như vậy?


Việt Nam vốn là một bộ phận của các vương triều Trung Nguyên từ sau khi Tần triều thống nhất đã thuộc vương triều Trung Nguyên. Trong thời kỳ nhà Hán, Việt Nam thuộc về đất Giao Châu. Đến thời Đường, Việt Nam thuộc về Đạo Lĩnh Nam. Thời Ngũ đại thập quốc, nhân dịp các nước Trung Nguyên hỗn chiến, Việt Nam thoát khỏi sự khống chế của chính quyền Nam Hán. Sau khi nhà Bắc Tống thành lập, do phải đối mặt với nước Liêu hùng mạnh cho nên cũng không có sức khôi phục lại sự thống trị ở Việt Nam. Nhưng văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng Việt Nam rất sâu sắc. Từ văn tự đến phụ trang, Việt Nam đều sử dụng theo chế độ của Trung Hoa. Từ triều Tống, Việt Nam thành một trong ba thuộc quốc của vương triều Trung Nguyên. (Xin chú thích: đoạn trên đây là dịch theo nguyên văn. Đó là góc nhìn của người Trung Quốc, họ được giáo dục rằng Việt Nam ta vốn là một bộ phận của họ. Còn chúng ta thì chưa bao giờ nghĩ ta là bộ phận của Trung Quốc. Chúng ta biết mình bị họ xâm lược, đô hộ ngàn năm nhưng cuối cùng chúng ta đã giành lại được độc lập của mình dù về mặt ngoại giao thì các triều đại phong kiến nước ta vẫn cúi đầu xưng thần, hàng năm mang lễ vật sang cống nạp).

Do chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa rất lớn, Việt Nam đã sử dụng chữ Hán. Trong thời kỳ sau Bắc Tống, Việt Nam thậm chí còn phỏng theo phong kiến TQ, bắt đầu chế độ khoa cử. Khi đó văn nhân Việt Nam cần học chữ Hán, phát âm không giống nhưng phương thức viết thì thống nhất. Sau khi người Mãn vào làm chủ trung nguyên, Việt Nam và nước Lưu Cầu (là một phần của lãnh thổ Nhật Bản ngày nay) đều tự xưng mình là tiểu Trung Hoa. Từ trang phục mà nói, thực sự xuất hiện sự khác nhau rõ ràng. Nhưng đối mặt với thanh triều hùng mạnh, các nước đều phải xưng thần. Cũng trong thời kỳ giữa nhà Thanh, danh từ Việt Nam xuất hiện chính thức. Danh từ này là vua Gia Khánh nhà Thanh sách phong (câu chuyện từ Việt Nam không đơn giản là sách phong của Việt Nam mà có liên quan đến nhiều chuyện, xin thuật vào bài khác). Trước đó Việt Nam bị gọi là An Nam.


Sau chiến tranh nha phiến, triều Mãn Thanh ngày một hủ bại, đã không còn sức duy trì hệ thống phiên quốc của mình. Năm 1885, quân đội Pháp chiếm Việt Nam. Khi đó, triều Thanh từng phái quân đội tăng viện, nhưng cuối cùng không bại mà bại. Sau khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, nước Pháp tự nhiên thi hành sự thống trị có lợi cho mình. Người Pháp phát hiện Việt Nam có liên quan đến văn hóa với Trung Quốc rất sâu, đặc biệt là về phương diện chữ viết. Năm 1917, Pháp cấm học sinh người Việt học chữ Hán. Hai năm sau đó, lại cưỡng bức vua Việt Nam loại trừ chế độ khoa cử. Từ đó trở đi, chữ Hán bắt đầu mất địa vị ở Việt Nam.

Sau khi bãi bỏ chữ Hán, một lớp người Việt Nam mới chỉ có thể đọc chữ quốc ngữ, lớp người già có một số có thể đọc và viết chữ Hán. Chữ quốc ngữ chính là xuất hiện trên cơ sở tiếng Pháp, hoàn toàn tượng thanh. Nhưng theo thời gian, lớp người cũ dần dần mất đi. Trong thời kỳ Thế chiến II, PHáp bị Đức chiếm, Nhật Bản nhân cơ chiếm Việt Nam. Năm 1945, Nhật Bản thua trận đầu hàng, Việt Nam tuyên bố độc lập. Lúc đó, Việt Nam xác định chữ quốc ngữ là chữ viết chính thức. Từ đó về sau, những người có thẻ đọc hiểu và viết được chữ Hán càng ngày càng ít ở Việt Nam.

Đến nay Việt Nam vẫn đang sử dụng rất nhiều lễ truyền thống, chẳng hạn Tết Nguyên Đán, tết Trung Thu… Người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán, cũng dán câu đối. Nhưng một vấn đề xuất hiện là trên câu đối không nên là chữ quốc ngữ, chỉ nên là chữ Hán. Trước mỗi dịp Tết, ở Việt Nam sẽ xuất hiện những người chuyên viết câu đối. Ngoài ra, học sinh học lịch sử, quốc văn cũng cần học chữ Hán. Nếu không như vậy thì khi đọc các thư tịch cổ, cơ bản không hiểu viết cái gì. Các nhà sư ở Việt Nam cũng vẫn học chữ Hán, bởi vì kinh Phật đều là bản chữ Hán, có những bản kinh vẫn chưa được phiên dịch ra chữ quốc ngữ.



Tags: kham-pha

1 Comments

Tin liên quan

    -->