Kinh ngạc: Mỹ xây doanh trại bằng máy in 3D lớn nhất thế giới

Xây dựng bằng máy in 3D có vẻ thích hợp cho quân đội. Công nghệ đang nổi lên này tương đối cơ động và không đắt, và có thể có tiềm năng bảo vệ mạng sống cho binh sỹ khi nó có thể xây dựng một doanh trại trong thời gian ngắn hơn bình thường. 


Với ý tưởng này, Bộ Tư lệnh Thủy quân Lục chiến gần đây đã xây dựng một nguyên mẫu doanh trại bê tông trong chưa đến 2 ngày với dụng cụ mà họ gọi là máy bay 3D lớn nhất thế giới. 

Đội xây dựng của Bộ Tư lệnh Thủy quân Lục chiến đã phối hợp với Lực lượng Thủy quân Lục chiến viễn chinh số 1 xây dựng những nguyên mẫu doanh trại tại Trung tâm Phát triển và Nghiên cứu Công trình của quân đội Mỹ tại Champaign, Illinois. 


Máy in 3D đã được dùng để xây dựng một nhà tạm cho binh sỹ rộng khoảng 46 m2 trong vòng 40 giờ. Theo Thủy quân Lục chiến, thông thường dựng một căn nhà như vậy bằng gỗ phải cần 10 người làm trong 5 ngày. Do vậy đây là một tiến bộ có ý nghĩa. 

Đội xây dựng đã bắt đầu với một mô hình máy tính và một máy in 3D. Khi họ nhấn nút in, quá trình xây dựng thực sự diễn ra rất giống với cấu trúc bê tông mà chúng ta đã thấy trước đó và những lớp trát phức tạp được tạo ra thông qua một vòi phun lên mặt tường để tạo ra hình lượn sóng. Không biết mái nhà, cửa sổ và cửa chính được tạo ra như thế nào nhưng có thể đoán rằng lính thủy đánh bộ Mỹ đã xử lý những phần này bằng thủ công. 

Thủy quân Lục chiến Mỹ hiện đang thực hiện nhiều nghiên cứu để xem công nghệ này có thể được sử dụng trên chiến trường hay không và phương pháp xây dựng này có thể tinh tế hơn không. Một gợi ý cho rằng trộn và bơm bê tông tự động có thể tăng tốc quá trình chỉ còn 1 ngày. 


Đại úy Matthew Friedel nói: “Trong môi trường hoạt động hoặc mô phỏng chiến đấu, chúng tôi không muốn binh sỹ phải quai búa và đóng cọc. Có một máy in bê tông có thể xây dựng theo yêu cầu là một lợi thế lớn cho các hoạt động tầm xa của lính thủy đánh bộ”. 

Mỹ đã đưa ra nhiều thông tin về kích thước thực sự của máy in 3D này để xác nhận nó lớn hơn phiên bản của Nga nhưng hướng về tương lai, Thủy quân Lục chiến mỹ muốn triển khai công nghệ này cho các hoạt động quân sự và hỗ trợ nhân đạo và nói rằng nó có thể giúp mọi người xây lại nhà cửa nhanh hơn. 

Đại úy Friedell nói: “Khả năng này có thể có ý nghĩa quan trọng với cộng đồng địa phương bởi vì chi phí thấp, dễ sử dụng và máy móc có thể in những tòa nhà. Chúng tôi có thể mang đến những ngôi nhà, công trình tốt hơn và các căn cứ hoạt động tiên tiến hơn mà tiêu tốn ít nhân lực hơn”. 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn