Trong dư âm của sự kiện Việt Nam đưa các vũ khí trang bị đi dự triển lãm quốc phòng ở Indonesia, gần đây tờ Toutiao của Trung Quốc đã có bài bình luận với ý tứ chủ yếu là mỉa mai, diễu cợt.
Bài báo viết: "Việt Nam luôn xưng là nước lớn về công nghiệp quân sự nhưng điều không tương xứng là Việt Nam xưa nay không thể sản xuất lựu pháo cỡ lớn cho đến pháo xe tăng. Nhưng điều này cũng không gây trở ngại gì cho sự tự tin của người Việt trong việc đem các sản phẩm hỏa pháo của họ chào hàng thị trường: Không chế tạo được sản phẩm lớn thì chào hàng sản phẩm nhỏ.
Với sự ra sức tuyên truyền về xuất khẩu vũ khí của Việt Nam, các sản phẩm vũ khí của nước này cho dù giá cả rất thấp nhưng đến nay cũng chưa có được hợp đồng nào của nước ngoài. Việc này thật ra là vì sao?
Là một đại biểu của pháo đi kèm bộ binh thời kỳ đầu chiến tranh Lạnh, các loại pháo không giật như SPG-9 cỡ 73mm từng là hỏa lực mạnh của bộ binh. Khẩu SPG-9T2 của Việt Nam cũng là nghiên cứu cải tiến từ cơ sở đó mà hình thành. Khi bắn loại đạn xuyên giáp PG-9NVT do Việt Nam tự sản xuất, có thể xuyên giáp dày 550mm trong cự ly 1,2 km. Nếu bắn đạn nổ mảnh OG-9B1 thì có thể tấn công mục tiêu mềm trong cự ly 6,5 km. Như vậy xem ra tính năng cũng không tồi?
Nhưng vấn đề ở chỗ cho dù đã giảm trọng lượng, thì tổng trọng lượng của SPG-9T2 khi có càng ba chân vẫn là hơn 50 kg. Bởi thế, khi không có xe vận chuyển, SPG-9T2 cần lực lượng từ một khẩu đội cho đến một trung đội để mang vác. Do vậy thực tế không thể nói nó là một vũ khí chống tăng nổi bật.
![]() |
SPG-9T2 do Việt Nam sản xuất. |
Mà nếu như một tổ 3 người hoặc một biên chế chuyên dụng cho một khẩu pháo chỉ đổi lại khả năng xuyên giáp dày 550 mm trong cự ly 1,2 km thì hiển nhiên có chút lãng phí. Hiện nay tên lửa chống tăng cá nhân cơ bản có thể phá giáp trong cự ly khoảng 1000m. Nếu là loại tên lửa chống tăng nặng hơn do xe chở thì có thể nâng cao tầm bắn lên 2 km hoặc hơn nữa.
Điều tệ hơn nữa là cùng với sự phổ biến của giáp phản ứng nổ và giáp vật liệu phức hợp, năng lực phá 550 mm giáp sẽ không thể đánh bại được tăng thiết giáp cho nên SPG-9T2 không có ai hỏi tới cũng là điều tự nhiên.
Ngoài ra, súng cối 100mm cũng là một sản phẩm mũi nhọn được Việt Nam ra sức chào hàng bên ngoài. Nhưng khẩu cối này có nguồn gốc công nghệ là khẩu cối 71 của Trung Quốc, Việt Nam “sao chép” nó cũng không có cải tiến nào hữu hiệu cho nên trên thị trường súng cối thế giới hiện nay nó không thể thâm nhập được. Ngay cả cối 120mm cũng đã được giảm trọng lượng và tự động hóa, có thể thực hiện nạp đạn tự động thì những khẩu cối 100mm vẫn còn nạp đạn bằng tay, vừa nặng vừa cục mịch mà uy lực không đủ thì sao có cơ hội.
![]() |
Súng cối 100mm Việt Nam sản xuất. |
Ngoài ra, một khẩu nữa là RGP-7 cũng được Việt Nam quảng cáo lâu nay. Thành thực mà nói, trong các cuộc chiến, xung đột ở châu Phi và Trung Đông, những “sản phẩm ngoại vi” như RPG-7 do Đông Âu và Việt Nam sản xuất không phải hiếm gặp. Nhưng điều không thể phủ nhận là loại hàng này một là không lớn lại không vẻ vang, mặt khác theo trình độ trang bị của các thế lực, tăng thiết giáp của các quân chính phủ cũng có giáp ngày càng dày, RPG-7 thiết kế kinh điển, giá cả lại rẻ nên cũng khó đáp ứng được nhu cầu: Rút cục phải đánh thủng được mới là mạnh.
Xem xét vũ khí chống tăng của các lực lượng Syria sử dụng thì RPG-7 vẫn còn không ít nhưng RPG-29 nhiều hơn và RPG-29 cùng với các loại tên lửa chống tăng như Tow mới là đại biểu vũ khí chống tăng tiên tiến. Các loại pháo và tên lửa này là cá nhân sử dụng, đã đánh phá các công sự không ít.
Sau cuộc chiến, các bên rút ra kinh nghiệm và kết quả tất yếu là RGP-7 và SPG-9 tuy vẫn còn số lượng nhiều nhưng việc bán các sản phẩm mới này tất nhiên là không hợp thời. Điều hiển nhiên là công nghiệp quân sự Việt Nam không phải không muốn làm ra các ống phóng và pháo tốt hơn mà là không thể làm được.
Theo Toutiao (https://www.toutiao.com/a6628754264023908872/)
Bình luận: Bài viết trên đây của Toutiao có giọng điệu mỉa mai và coi thường quá lố. So với các nước nhỏ tương đương thì Việt Nam có quân đội trang bị mạnh và có lịch sử bảo vệ tổ quốc vẻ vang nhưng Việt Nam chưa bao giờ tự nhận là một cường quốc về công nghiệp quân sự, ít nhất là đến thời điểm này.
![]() |
Thiếu tướng Đoàn Hùng Minh giới thiệu súng cối triệt âm. |
Các sản phẩm mà bài báo nêu ra để phân tích ở trên đây cũng không phải là những sản phẩm tinh hoa của công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Trong bài báo cũng đưa ra bức ảnh chụp gian hàng của Việt Nam ở triển lãm IndoDefence nhưng họ không có bình luận gì về các sản phẩm mũi nhọn của Việt Nam ở triển lãm này. Những sản phẩm mũi nhọn của Việt Nam được giới thiệu như súng cối triệt âm, radar 3D, UAV trinh sát và các mô hình tàu do Việt Nam đóng. Đó mới là các sản phẩm có sức cạnh tranh cao và thu hút chú ý. Còn những súng RPG-7 hay SPG-9 thì đối với bản thân Việt Nam nó cũng đã không còn được xem là tiên tiến.
Từ một nước phải đi nhập khẩu hầu như tất cả vũ khí mà nay đem sản phẩm mình tự chế tạo đi dự triển lãm thì việc có những ý kiến chê bai thế này thế khác là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng còn nhiều nước khác muốn tạo ra được những sản phẩm bị chê bai của Việt Nam cũng chưa đủ sức thì chê bai không đáng sợ. Lời chê bai cũng là động lực để chúng ta tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thêm sản phẩm của mình.
Năm 1985, trong tình cảnh cả nước đói khát, ai dám nghĩ chúng ta sẽ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất nhì thế giới. Năm 1945 khi nhân dân cả nước hầu như đi chân đất không có giày dép, vẫn có người Việt có thể chế tạo được súng Bazooka bắn thủng xe tăng Pháp bằng các vật liệu tự có trong nước. Hai ví dụ ấy nói lên rằng điều chưa xảy ra hiện nay không phải là sẽ mãi mãi không xảy ra.
Là một nước có vị trí chiến lược và thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh, xung đột quân sự, muốn giữ vững chủ quyền và an ninh quốc gia, bước đi tất yếu của Việt Nam là phải phát triển công nghiệp quân sự. Trong thời bình, nhu cầu tiêu dùng quân sự trong nước chỉ một phần cho nên muốn tạo động lực để phát triển ngành công nghiệp này thì phải định hướng xuất khẩu. Do vậy, định hướng xuất khẩu công nghiệp quốc phòng của Việt Nam không phải là một mơ ước hay một mục tiêu nói cho oai mà đó là một đòi hỏi cần thiết. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng với mục tiêu chiến lược đã được đặt ra rõ ràng, một ngày không xa, Việt Nam sẽ chiếm lĩnh được thị phần ở những mặt hàng phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của mình.
Xem thêm
Xem thêm
- Việt Nam chế tạo thành công súng máy điều khiển từ xa
- Tại sao Việt Nam không nâng cấp vũ khí Mỹ, vì nghèo hay có ẩn tình khác?
- Bị báo chí Việt chê vũ khí kém, Sina phân trần
- Giải mã các loại vũ khí Việt Nam đưa sang triển lãm ở Indonesia gây chú ý quốc tế
- Mạng Sina: May là Việt Nam chưa thể tự làm được tên lửa
- Báo Tàu: Việt Nam quá sáng tạo đem ống phóng lựu Mỹ lắp lên AK
No comments:
bình luận nhận xét bạn đọcNote: Only a member of this blog may post a comment.