Thời gian gần đây, nhiều cơ quan truyền thông nước ngoài đã đưa ra những dự đoán rằng Việt Nam và khối ASEAN có thể hưởng lợi từ xu hướng rời bỏ Trung Quốc của các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên cũng có những ý kiến bày tỏ hoài nghi về xu hướng này. Sau đây là một bài viết của Sohu nói về vấn đề đó.
“So với Trung Quốc ưu thế công nghiệp chế tạo của Việt Nam và Campuchia chỉ có một thứ, đó là chi phí lao động thấp hơn. Nhưng ưu thế này đối với công nghiệp chế tạo không phải là một ảnh hưởng có tính quyết định. Phối hợp sản xuất, trình độ công nghệ, quy mô thị trường và phạm vi lan tỏa, chi phí giao thông và năng lượng mới là những ảnh hưởng quan trọng lên giá cả sản phẩm. Những mặt này, các nước Đông Nam Á có chỗ kém rõ rệt so với Trung Quốc cho nên muốn thay thế công nghiệp chế tạo Trung Quốc là một mục tiêu không thể thực hiện đối với lực lượng lao động chỉ có vài chục triệu của Việt Nam và lực lượng lao động càng nhỏ của Campuchia.
Trên mặt quy mô, nước có thể cạnh tranh để thay thế Trung Quốc chỉ có Ấn Độ nhưng việc này hiện tại cũng chỉ là trên lý thuyết. Các vấn đề Ấn Độ phải giải quyết rất nhiều. Ngoài ra còn có một khả năng khác là thay đổi có tính cách mạng trong kỹ thuật công nghiệp, từ đó làm thay đổi chi phí chế tạo. Nhưng loại thay đổi này không thể phát khởi từ Campuchia, Myanmar, thậm chí cả Ấn Độ.
Những nước như Campuchia và Việt Nam không có chuỗi cung ứng công nghiệp hoàn chỉnh như Trung Quốc. Từ Trung Quốc rời đi chỉ có một số công ty cần sử dụng nhiều lao động như may mặc, giày dép. Đó là bởi vì tiền lương của người lao động ở các nước đó rẻ hơn ở Trung Quốc. Nhưng nếu anh để Campuchia hoặc Việt Nam chế tạo một sản phẩm công nghiệp lớn, họ vẫn chưa làm được, không chỉ vì trình độ kỹ thuật, tố chất lực lượng lao động chưa đủ mà còn vì thiếu các hỗ trợ của các ngành công nghiệp liên quan khác.
Điều quan trọng nữa là các nước như Campuchia, Việt Nam không có thị trường tiêu thụ lớn như Trung Quốc. Thị trường càng lớn thì nhu cầu sản phẩm càng nhiều và cung cấp cho các công ty càng nhiều cơ hội. Ngược lại ở Campuchia và Việt Nam, dân số không cùng cấp độ với Trung Quốc, thu nhập bình quân đầu người cũng thấp hơn Trung Quốc nhiều, cho nên có nhiều sản phẩm thị trường không có nhu cầu. Không có nhu cầu thì tự nhiên là tốc độ chế tạo và thay thế cũng sẽ rất chậm”.
Bình luận: Cái gì tốt cũng không tốt mãi. Trước đây Trung Quốc cũng chưa từng có cơ sở công nghiệp phụ trợ hoàn chỉnh, chính nhờ đầu tư từ nước ngoài mới có. Do vậy cũng không có gì bảo đảm là các nhà đầu tư không đi xây dựng nơi khác những thứ họ đã xây dựng ở Trung Quốc. Trong thực tế xu hướng chuyển dịch hiện nay, không phải chỉ có duy nhất các công ty may mặc và giày dép chuyển khỏi Trung Quốc mà cũng có cả các nhà sản xuất trong các ngành công nghiệp công nghệ cao.
Tags:
tin-tuc
Tự sướng cái đầu cở trái nho mà tiên đoán được chuyện của bọn tư bản. Nếu đoán được tư bản sẽ dịch chuyển đi đâu thì chạy theo ăn cứt của tư bản vẫn thành tỷ phú cần gì làm báo. Tư bản rất ảo dịu làm thịt nhật, trung quốc. 30 năm nữa sẽ có 1 quốc gia bị làm thịt nữa.
Trả lờiXóa