Icon

Hồ Sơ

Hồ Sơ

13 November 2018

Việt Nam muốn mua T-72: Kế hoạch tốt nhưng còn nhiều khó khăn

Trong bối cảnh Nga thông báo đang giao hàng xe tăng T-90 cho Việt Nam, truyền thông gần đây lại bàn luận về việc sẽ mua tiếp loại nào sau khi đã nhận đủ T-90. Bài báo dưới đây là của tờ Sohu bên TQ bàn về chủ đề này: 


"Năm 2017, trong báo cáo của công ty Ural của Nga đã lần đầu tiên công bố việc ký hợp đồng mua bán 64 xe tăng T90 với Việt Nam. Năm nay, phía Nga vừa cho biết đã bắt đầu giao hàng xe tăng cho Việt Nam, dự kiến đến 2019 sẽ hoàn thành. Nhưng trên thực tế 60 xe tăng T90 cũng không thể nâng cao sức chiến đấu cho lục quân của Việt Nam quá nhiều. Đồng thời, tuy quân đội Việt Nam còn đang nâng cấp xe tăng T-55 nhưng do xe tăng này quá lạc hậu cho nên ngay cả sau nâng cấp cũng rất khó có tác dụng tốt. Bởi vậy truyền thông Việt Nam đã đề xuất một ý kiến mới, đó là quân đội đã mua xe tăng T-90 mới thì không có gì ngại mà lại không mua một loạt xe tăng T-72 từ Ukraine để tăng cường hỏa lực. 

Không thể không nói rằng đề xuất này rất tốt. Xe tăng T-72 là một xe tăng nổi tiếng của Liên Xô sau mẫu T-34 lừng danh. Nó bắt đầu được nghiên cứu chế tạo năm 1967 và sau này là một con át chủ bài của Liên Xô. Tính đến hiện nay, xe tăng T-72 vẫn là xe tăng chiến đấu chủ lực của không ít quốc gia. 

Vũ khí chính của xe tăng này là một pháo nòng trơn 2A46 cỡ 125mm. Thông thường xe tăng T-72 mang được 39 viên đạn, đủ để đánh một trận tao ngộ chiến quy mô nhỏ. Để tăng tần suất bắn, xe được trang bị máy nạp đạn tự động giúp tốc độ bắn nâng lên 8 phát/phút. Trong trường hợp suất hiện sự cố, có thể lập tức chuyển thành phương thức nạp đạn bán tự động. Hai phương thức nạp hoạt động song song giúp cho xe có khả năng duy trì sức chiến đấu và cơ hội sống sót. 

Ngoài ra, hệ thống phòng ngự của T-72 sử dụng giáp phức hợp với giáp phía trước dày 200mm. Tuy không có nhiều kinh nghiệm nhưng xe tăng T-72 đã rút kinh nghiệm thiếu sót trong chiến tranh vùng Vịnh để trang bị thêm giáp phản ứng nổ kết hợp với giáp phức hợp. Thiết kế này tiến thêm một bước trong việc tăng cường khả năng chống tổn thương mặt bên. Mặt dù các tham số hiện tại không được xem là quá xuất sắc nhưng đối với các nước như Việt Nam thì cũng đã đủ dùng. 

Tuy nhiên bất kể nói thế nào thì đây đều là các vũ khí Nga, làm sao Việt Nam có thể mua được từ Ukraine? Thực sự nguyên nhân rất đơn giản. Từ sau khi Liên Xô giải thể, Ukraine được hưởng một số lớn vũ khí di sản và quan trọng hơn nữa là công nghệ. Bởi vậy mua từ Ukraine cũng không có gì lạ. 

Xe tăng T-72.
Thông qua những cải tiến không ngừng mấy năm gần đây, Ukraine đã nâng cấp T-72 lên rất cao. Theo tiết lộ của Ukraine, phiên bản T-72AMT nâng cấp sâu của T-72 đã càng ngày càng thành thục, tương lai sẽ hướng ra xuất khẩu toàn cầu. T-72AMT so với phiên bản trước nâng cấp có ưu điểm nhất là ở hệ thống dẫn đường laser Kombat. Hệ thống dẫn đường tên lửa này vẫn dùng pháo nòng trơn 125mm làm ống phóng nhưng do được dẫn đường laser cho nên độ bắn trúng đã được nâng cao hơn trước vài lần. Đồng thời hiệu quả sát thương cũng tăng lên. Trên lý thuyết, ít nhất nó có thể xuyên được 750mm giáp phòng ngự, đồng thời cự ly bắn cũng vươn ra đến khoảng 5000m. 

Tổng kết lại, tuy T-72 đã phục vụ vài chục năm nhưng trong vai trò bổ sung cho xe tăng chiến đấu chủ lực thì nó vẫn không lạc hậu. Nếu sau này Việt Nam thực sự mua loại xe tăng này thì sẽ là một bổ sung không nhỏ cho lục quân của họ. Nhưng kế hoạch tuy tốt mà chính phủ Việt Nam có phê chuẩn hay không, Ukraine có thể bán không, đồng thời Nga có ở giữa ngăn cản không là những vấn đề cần giải quyết."

No comments:
bình luận nhận xét bạn đọc

Note: Only a member of this blog may post a comment.