Báo Pakistan: Hãy học hỏi từ Việt Nam

Thủ tướng thường khuyên người dân trở thành “Shaheen” (tức đại bàng) của Iqbal (một nhà thơ dân tộc), chiếm giữ những đỉnh cao trên con đường phát triển của nhân loại. Vâng, đại bàng đã cất cánh ở Việt Nam - một đất nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm nay chỉ đứng thứ hai trên toàn cầu, sau Trung Quốc - đã có một cánh tập trung vào cải cách hành chính, và chiếc cánh còn lại là tăng cường độ mở thương mại. Hai cải cách này chủ yếu tạo động lực cho đất nước để từ một nước thu nhập thấp thành một nền kinh tế mới nổi với thu nhập ở mức trung bình. 


Từ một đất nước thuộc nhóm nghèo nhất thế giới 30 năm trước với GDP năm 1984 ở mức 18,1 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người ở mức rất xoàng là 200 đến 300 USD một năm, chủ yếu do nông nghiệp nghèo nàn, sự quản lý kém trong kinh tế kế hoạch hóa, không có kinh tế tư nhân; nền kinh tế Việt Nam đã từng bước tỏa sáng trong khu vực, và nên được xem như một ví dụ để học tập cho các nước khác như Pakistan. 



Tất cả đã bắt đầu với cải cách kinh tế mang tên Đổi Mới năm 1986 - trong đó Việt Nam thực hiện các biện pháp để giảm sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô - chủ yếu là thâm hụt ngân sách và lạm phát, đồng thời theo đuổi sự hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF để cải cách lĩnh vực tài chính, từ đó họ có thể dịch chuyển về một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - một sự dung hòa lành mạnh giữa nền kinh tế chính phủ hoàn toàn kiểm soát và kinh tế tự do. 

Điều này cho phép kinh doanh tự do trong khu vực nông nghiệp và khu vực công và nó dẫn tới khu vực tư nhân mở rộng lên hơn 30.000 doanh nghiệp tư nhân trong 10 năm tiếp theo sau cải cách và việc thực hiện luật FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) với nhiều sửa đổi đã đưa đến một chế độ hỗ trợ mạnh mẽ cho các nhà đầu tư, cho phép nhiều công ty nước ngoài đi vào Việt Nam trong khi giảm sự can thiệp của bộ máy hành chính và tạo thuận lợi cho nhà đầu tư chuyên nghiệp tốt hơn. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân ngày càng tham gia vào thương mại quốc tế. 

Điều này góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức trung bình 7% trong cả thập niên 1990. Động lực chính cho thành công kinh tế này nằm ở việc cải cách thể chế để ngày càng hội nhập hơn với thế giới. Hiện tượng tăng cường tham gia vào thương mại quốc tế nằm trong chính sách giảm thuế quan cả xuất và nhập khẩu theo thời gian. Thuế nhập khẩu của Việt Nam đã giảm từ 18% ở thời điểm đầu thiên niên kỷ mới xuống dưới 2% vào cuối năm 2017. Vào năm 2017, Việt Nam đã đạt được vị trí nhà xuất khẩu may mặc lớn nhất khu vực. 

Các khoản thuế thấp nói trên đã được sinh ra nhờ việc Việt Nam tham gia vào nhiều FTA (thỏa thuận tự do thương mại) với các nước gồm Mỹ năm 2000, gia nhập WTO năm 2007 và là người kết nối Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ với khối ASEAN; gần đây nhất là tham gia vào Hiệp định TPP. 

Kết quả của nó là những thành tựu của kinh tế có thể nhìn được từ chỉ số cạnh tranh toàn cầu khi Việt Nam từ vị trí 77 năm 2006 lên 55 năm 2017, hoặc thứ hạng trong bảng xếp hạng các nước kinh doanh dễ dàng của Ngân hàng Thế giới của Việt Nam đã từ 104 năm 2007 lên 68 năm 2017. 

Một trụ cột của sự tăng trưởng ấn tượng này là chính phủ phát triển giáo dục nhằm cung cấp giáo dục phổ thông chất lượng cho nhân dân. Sự cải thiện trình độ học vấn của đất nước cho phép mọi người tham gia đầy đủ vào các cơ hội kinh tế bắt nguồn từ cải cách của nhà nước cũng như thương mại quốc tế. 


Về nhân khẩu học, Việt Nam khá giống với Pakistan, với tỉ lệ người trẻ chiếm số lớn trong dân số - một nửa trong 95 triệu người ở dưới độ tuổi 35. Đó là lý do vì sao họ tăng cường đầu tư công vào giáo dục và cơ sở hạ tầng cũng như tăng cường mức độ phát triển con người. Liệu Thủ tướng không muốn có sự tương tự? Các phát biểu của ông và tuyên ngôn của đảng PTI đã nói rõ ràng về những điều này. Vì vậy họ sẽ phải học từ các nước như Việt Nam để nhanh chóng cung cấp trình độ giáo dục sâu và cơ sở hạ tầng trong nước. 

Những đầu tư như vậy cũng cần thiết để thu hút các hãng khu vực và quốc tế - đặc biệt các hãng công nghệ, đến đầu tư ở Pakistan, như họ đã làm ở Việt Nam. Những đầu tư này đều quan trọng hơn so với các thỏa thuận đầu tư trị giá hàng tỷ USD với Trung Quốc trong hình thức CPEC nếu Pakistan có được lợi nhuận tối ưu. 

Những đầu tư đó cũng cần thiết để tăng cường xuất khẩu trong dệt may. Thật xấu hổ là với sản lượng bông cao, Pakistan vẫn chưa có tiến bộ cần thiết trong giá trị gia tăng dệt may. 

Trong thời đại Musharraf, lĩnh vực viễn thông đã nổi tiếng là ngành lớn tiếp theo về việc làm và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên việc thiếu đầu tư và kế hoạch phù hợp cũng như quy định của khu vực tư nhân không đầy đủ - chưa kể đến việc kỹ năng của sinh viên ngành này sau quá trình đào tạo, những điều đó đã cản trở sự cất cánh của ngành này. 


Tuy nhiên tại Việt Nam, lĩnh vực viễn thông đã thu hút đầu tư nước ngoài đáng kể và có sự hiện diện của các công ty nước ngoài như LG, Samsung, Pioneer và Olympus. Thậm chí trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam chiếm 3,6% tổng xuất khẩu toàn cầu của dịch vụ và viễn thông năm 2017. 

Tất cả những điều này đã tạo ra tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ 5 đến 6,8% trong giai đoạn 2010 - 2017 và thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 10 lần từ mức 230 USD năm 1985 lên 2343 USD (đó là theo danh nghĩa còn nếu theo sức mua tương đương thì GDP bình quân đầu người Việt Nam vào khoảng 6000 USD). 

Mặt khác, một đặc điểm quan trọng là xuất khẩu chiếm gần 99,2% GDP Việt Nam cuối tháng 3 2018 - nhiều hơn cả Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines. Có người nói Việt Nam sẽ phải hiểu rằng họ cần đa dạng hóa ngoài xuất khẩu để tiếp tục tăng trưởng GDP. Tuy vậy xuất khẩu hàng năm của Việt Nam đã đến 226 tỷ USD, chỉ kém người xuất khẩu đứng đầu khu vực là Thái Lan 17 tỷ USD ( trong khi Pakistan chỉ là 20 tỷ USD). 

Điều cực kỳ cần thiết là chính phủ nên bắt đầu học hỏi từ các câu chuyện thành công như Việt Nam và cố gắng quyết liệt hơn để bắt đầu thực hiện nó vào trong chính sách của mình. 

Nguồn: https://www.pakistantoday.com.pk/2018/12/31/learning-from-vietnam/

1 Nhận xét

  1. Đất nước dành độc lập sớm mà tốc độ phát triển như 1 con sên,cơ bản là đa đảng chính trị mất ổn định

    Trả lờiXóa
Mới hơn Cũ hơn