Mỹ mong đợi trở lại Việt Nam để tạo một bàn đạp mới?

Theo truyền thông, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ Randall Schriver ngày 3/4 nói rằng Mỹ hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận cho một chuyến thăm thứ hai của tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam. Schriver tiết lộ rằng “chúng tôi đang thảo luận với Việt Nam vấn đề này, nó sẽ khiến quan hệ hai nước càng gần gũi, đạt đến đối tác chiến lược”. Ông cũng nói Mỹ hy vọng có thể tiếp tục cung cấp xuồng tuần tra cho Việt Nam, giúp Việt Nam triển khai hoạt động an ninh trên biển. 


Chuyên gia quân sự Đỗ Văn Long phân tích rằng việc quay trở lại Việt Nam luôn là một tâm nguyện của Mỹ, hơn nữa hiện nay nó còn là một mong muốn cốt lõi. Nếu Mỹ có cơ sở hậu cần ở Việt Nam hoặc thậm chí hiện diện thường xuyên tàu sân bay và các binh lực khác thì đối với Mỹ ít nhất có 2 vấn đề chiến lược. 


Thứ nhất có thể xích lại gần quan hệ quân sự với Việt Nam, nếu quan hệ quân sự có thể nâng cấp từ chỗ chuyển giao trang bị phi sát thương lên trang bị sát thương thì quan hệ quân sự với Việt Nam có thể sẽ càng thân mật hơn. 

Thứ hai cũng có thể đánh bật Nga khỏi thị trường quân sự Việt Nam. Bởi vì Việt Nam chủ yếu sử dụng các trang bị Nga như Su-30 và Su-22, các tàu thuyền trên biển cũng gần như đều là hàng Nga, nếu các trang bị mới của Mỹ được chuyển giao số lượng lớn cho Việt Nam, nó có thể thay đổi màu sắc vũ khí trang bị của Việt Nam. 

Không chỉ hy vọng tàu sân bay có thể thăm Việt Nam thường xuyên hơn mà Mỹ còn liên tục cung cấp xuồng tuần tra cho Việt Nam. Có thể thấy Mỹ không chỉ coi trọng mà còn rất “hào hiệp” với khu vực châu Á- Thái Bình Dương. 

Chuyên gia quân sự Lý Lợi phân tích: Tôi cảm thấy địa vị cốt lõi của chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” ngày càng tăng lên. Mọi người có thể thấy, tháng 3 năm nay có một báo cáo mới chính là một chiến lược mới của Đông Nam Á. Chiến lược mới này chúng ta có thể dùng để lý giải vì sao năm ngoái ngay sau khi nhậm chức, Pompeo đã thăm Việt Nam đầu tiên ở Đông Nam Á. Từ đó đến nay chúng ta sẽ phát hiện họ tiến một bước rõ ràng hơn trong chiến lược Đông Nam Á, hơn nữa điều càng quan trọng hơn nữa là cả khối Đông Nam Á. Đây là trung tâm then chốt của chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” của Mỹ. Mọi người có thể thấy từ trên bản đồ, ở giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương chính là Đông Nam Á. Cho nên họ nhất định đưa khu vực này thành một điểm cao mới chủ đạo của Mỹ. 

Lý Lợi phân tích thêm: Nhưng quá khứ đường lối này còn chưa rõ ràng, khi Pompeo thăm Việt Nam, Việt Nam là trạm thứ nhất. Khi đó ông ta cam kết hỗ trợ cho cả khối Đông Nam Á là một con số hạn chế 1,13 tỷ USD, nhiều nước nhìn không vừa mắt. Bởi vì anh cầm một chút tiền này ném vào một khu vực như vậy là rất nhỏ. Nhưng năm nay khi ông ta lại đến, ông ta đã thay đổi bao bì, loại bao bì mới chính là thông qua cung cấp vũ khí trang bị thực chất, chẳng hạn nói giao dịch quân sự, viện trợ quân sự cộng thêm viện trợ kinh tế, thông qua đầu tư song song hai phương thức này để tăng cường ảnh hưởng với khu vực. 

Nguồn: https://www.toutiao.com/a6678552320071959054/



1 Comments

Tin liên quan

    -->