Chi tiêu quân sự Việt Nam ở vị trí nào tại Đông Nam Á?

Tờ Toutiao của Trung Quốc gần đây nói rằng có dự đoán nói trong 5 năm tới, chi tiêu quân sự Việt Nam mỗi năm sẽ tăng 9%, đến 2024 sẽ đạt 8 tỷ USD. 


Bài báo viết: “So trong khu vực Đông Nam Á, chi tiêu quân sự của Việt Nam chỉ ở trên Malaysia, Philippines; kém xa Indonesia, Singapore và Thái Lan. Tuy nhiên căn cứ vào phân tích của cơ cấu thị trường quốc phòng, chi tiêu quân sự 5 tỷ USD một năm của Việt Nam hiện nay có thể sẽ tăng trưởng 9% mỗi năm trong 5 năm tới, đến năm 2024 sẽ đạt đến 8 tỷ USD, tức là trong 5 năm tăng hơn 50%. 



Nhưng dù cho dự toán ngân sách quốc phòng Việt Nam có thể đạt được sự tăng trưởng quá nửa trong 5 năm, thậm chí tăng gấp đôi thì người Việt Nam cũng không thể không đối mặt với một sự thực ảm đạm: chi tiêu quân sự tăng nhanh vẫn không thể thay đổi được toàn bộ trang bị lạc hậu của 3 quân chủng, hiện trạng huấn luyện và công tác chuẩn bị chiến đấu không theo kịp. 

Nguyên nhân cụ thể của vấn đề này có hai điều. Thứ nhất, vấn đề chính là cơ cấu nhân viên 3 quân chủng của Việt Nam bất hợp lý: Tính đến hiện tại, số lượng binh sỹ hiện dịch Việt Nam là hơn 40 vạn, nếu so với quân số Thái Lan chưa đến 20 vạn, Indonesia 23 vạn và Singapore 5 vạn thì rõ ràng nhiều hơn. Nhưng do thiếu trang bị hiện đại, đội quân hơn 40 vạn người này có sức chiến đấu thực tế rất có hạn. 

Thứ hai là lực lượng quân sự đông đảo của Việt Nam còn gây áp lực lớn với ngân sách quốc phòng của Việt Nam trong thời bình. Bởi vì nói gì thì binh sỹ cũng là người, cũng cần ăn cơm mặc áo mà một quân đội có hơn 40 vạn miệng ăn thì chính là cái “động không đáy” đối với chi tiêu quân sự hàng năm của Việt Nam. 

Trên thực tế, cho dù mức chi tiêu quân sự 5 tỷ USD của Việt Nam đã xếp thứ 40 toàn cầu nhưng trong đó số tiền có thể dùng để mua sắm trang bị lại chỉ chiếm khoảng 1/8 đến 1/7. Ngòa ra, phần lớn chi tiêu là dành cho việc duy trì các trang bị hiện có và trả lương, phụ cấp cho sĩ quan, binh sỹ. 


So sánh một chút, tình hình vũ khí trang bị của 3 quân chủng Việt Nam hiện nay gần như có thể khái quát vào cụm từ “đồ cổ khắp nơi”. Không quân Việt Nam ngoài các máy bay Su-27/30 với số lượng khoảng gần 40 chiếc thì còn lại đều là các máy bay Su-22 không có năng lực đối không. Các máy bay từng đóng vai trò chiếm quyền kiểm soát trên không như Mig-21 và F-5 thì đều đã loại biên. Lục quân Việt Nam đến nay vẫn sử dụng các xe tăng T-34 từ thời đại Thế chiến II, các xe tăng và pháo hiện đại chiếm chưa đến 1/10. Hải quân Việt Nam có khá hơn nhưng chưa thoát khỏi danh hiệu “hải quân tàu nhỏ”. 

Nói cách khác, nếu các nước Đông Nam Á khác chỉ cần mỗi năm thay thế dần các trang bị thì Việt Nam phải đối mặt với tình huống “thay đổi toàn diện”: Trên từ máy bay, tàu chiến, dưới đến vũ khí nhẹ và trang phục, đồng dùng mang theo. Những trang bị này chỉ có thay thế triệt để thì năng lực quốc phòng Việt Nam mới có thể so sánh với các nước Đông Nam Á khác, nếu không thì vẫn chỉ là một đội quân hư danh. 

Máy bay chiến đấu F-15SG của Không quân Singapore. 

Nhưng rất rõ ràng là cho dù mỗi năm chi tiêu đến 8 tỷ USD thì Việt Nam vẫn không thể nào đồng thời thay thế trang bị cho cả 40 vạn đại quân. Lấy Singapore làm ví dụ, năm ngoái dự toán quốc phòng của nước này đã lên tới 10,1 tỷ USD, trừ tiền lương cho 5 vạn binh sỹ cùng chi phí bảo đảm và đào tạo, còn lại đều dành cho mua sắm trang bị, xây dựng cơ sở và huấn luyện thường ngày. Chỉ có học theo Singapore thì hùng tâm tráng trí của Việt Nam mới thật sự có tác dụng, nếu không thì bất kể là chi phí có tăng một nửa trong 5 năm, hiện thực lạc hậu của Việt Nam vẫn sẽ còn trong thời gian dài nữa. 

Nguồn: https://www.toutiao.com/a6691156538750403085/ 

Bình luận: Vấn đề đổi mới trang bị là một yêu cầu cấp bách với quân đội Việt Nam hiện nay. Trên báo chí những năm qua cũng đã nói nhiều đến vấn đề này. Trên mạng xã hội cũng có nhiều fanpage về quân sự thường xuyên khen chê từ vũ khí cho đến bộ quân phục hay chuyện mũ cối và mũ sắt. Tuy nhiên nếu cái gì muốn cũng được thì đã không có câu thành ngữ “lực bất tòng tâm”. Bàn cái gì thì đầu tiên cũng là tiền đâu? Với 5 tỷ USD chi cho quốc phòng thì đã chiếm gần 2,5% GDP cả nước. So về tỉ lệ thì đây là một tỉ lệ còn cao hơn so với các nước phát triển châu Âu. Tuy nhiên do quy mô GDP của Việt Nam chỉ mới hơn 200 tỷ USD một chút cho nên con số thực tế còn nhỏ. 

Mặt khác chiến lược của Việt Nam là phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, quốc phòng gắn với kinh tế. Điều đó có nghĩa là củng cố quốc phòng để bảo đảm an ninh cho xây dựng kinh tế và dựa trên thành quả phát triển kinh tế để đầu tư cho quốc phòng. Đây là chiến lược phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam cho nên chúng ta không nhịn đói chịu khát để ưu tiên phát triển vũ khí trước như Triều Tiên.



Post a Comment

Tin liên quan

    -->