Tại sao Việt Nam đang vượt Trung Quốc trong mắt doanh nghiệp nước ngoài?

Là một trong các nước châu Á đang nổi lên, Việt Nam đã đi theo mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu, kết hợp với tự do hóa thương mại và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài để thúc đẩy xuất khẩu. 

Tăng trưởng của Việt Nam đã tăng tốc trong những năm gần đây một phần vì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung - cuộc chiến đã kéo dài hơn 9 tháng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. 


Như một phần ảnh hưởng, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ trong quý 1 năm nay đã tăng 28,8% so với cùng kỳ năm ngoái khiến Mỹ trở thành nước nhập khẩu hàng hóa Việt Nam nhiều nhất. 

Một dòng chảy các doanh nghiệp sản xuất ổn định di chuyển sản xuất đến Việt Nam bao gồm Foxconn, Samsung và LG. 



Dưới đây là 5 lý do chính khiến Việt Nam nổi lên như một điểm đến được ưa thích hơn cho các nhà xuất khẩu Mỹ. 

1. Thỏa thuận tự do thương mại 


Trong mấy năm qua, Việt Nam đã tích cực ký các thỏa thuận thương mại song phương với nhiều nước trên thế giới. Tư cách thành viên khối ASEAN cũng giúp Việt Nam trở thành thành viên của nhiều thỏa thuận tự do thương mại mà khối khu vực này đã ký kết. 

Thêm nữa, Hiệp ước Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sắp thực hiện và Hiệp định Tự do thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ giúp Việt Nam trở thành một môi trường kinh doanh cạnh tranh. 

Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, sản xuất và việc bảo đảm quyền người lao động trong những thỏa thuận này sẽ cho phép Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất và mở rộng ra thành một cơ sở xuất khẩu. 

2. Điều kiện địa lý gần Trung Quốc 


Sự gần gũi về địa lý của Việt Nam với Trung Quốc giúp họ thêm nữa để trở thành một cơ sở sản xuất và được xem là một điểm đến “Trung Quốc + 1”. 

Các thành phố như Hải Phòng chỉ cách trung tâm sản xuất của Trung Quốc là Thâm Quyeetns 865 km. Bằng cách đặt trung tâm sản xuất gần các trung tâm truyền thống ở Trung Quốc, các nhà sản xuất có thể giảm chi phí với việc hạn chế gián đoạn và trì hoãn trong chuỗi cung ứng hiện tại. 


Thêm nữa, nhiều nhà máy ở Việt Nam là thuộc sở hữu của nước ngoài với đầu tư từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Điều này giúp việc chuyển khỏi Trung Quốc để đến Việt Nam sẽ dễ suôn sẻ hơn, việc chuyển các danh sách kiểm tra, thông số kỹ thuật hoặc thông tin sản phẩm cũng dễ dàng hơn. 

3. Mạng lưới vận tải 


Vị trí của Việt Nam gần tuyến vận tải biển khu vực và vị trí ở châu Á cho phép các nhà sản xuất tiến vào Việt Nam có thể tập trung vào xuất khẩu. 

Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng 3200 km với 114 cảng biển. Ba cảng lớn nhất nằm ở Hải Phòng (Bắc), Đà Nẵng (Trung) và Sài Gòn (Nam). 

Thêm nữa, Việt Nam có một mạng lưới đường sắt rộng rãi: Côn Minh (Trung Quốc) - Hải Phòng (Việt Nam) với chiều dài 855 km và rất quan trọng cho vận chuyển hàng hóa. Mặc dù cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn chưa so được với Trung Quốc nhưng chính phủ đã dành ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng để tạo thuận tiện phát triển kinh tế. 

4. Chi phí lao động rẻ 


Mức lương tối thiểu hàng tháng của Việt Nam năm 2019 khác nhau ở từng khu vực với khoảng từ 125 USD đến 180 USD - nơi cao nhất là các thành phố như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. 

Mức lương này bằng khoảng 1 nửa mức lương ở nhiều tỉnh của Trung Quốc - biên độ khoảng 143 USD đến 348 USD/ tháng. 

Trung Quốc được xem là thống trị trong sản xuất công nghiệp nhưng với mức lương đang gia tăng, nhiều doanh nghiệp đã di chuyển sản xuất để duy trì lợi nhuận dựa trên chi phí sản xuất thấp. 



Mặt khác, sự già hóa dân số của Trung Quốc đã tạo ra sự thiếu lao động trong công nghiệp sản xuất. Trong khi đó, mặc dù Việt Nam vẫn cần phát triển kỹ năng lực lượng lao động nhưng họ có lực lượng laod động trẻ và năng động đã sẵn sàng để rút ngắn khoảng cách. 

5. Chính phủ 


Việt Nam có một chính phủ tương đối ổn định và họ cung cấp phương hướng chiến lược cũng như quyết định về mọi việc ban hành chính sách lớn. 

Chính phủ Việt đã tích cực cải tiến chính sách kinh doanh và luật lao động cũng như thứ hạng của Việt Nam trong báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới. 

Họ tiếp tục dành ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và không ngại nhìn vào các nước bên ngoài ASEAN để thúc đẩy tăng trưởng. 

Việt Nam cũng đầu tư vào các khu công nghiệp và đầu tư này được kỳ vọng sẽ tăng khi đầu tư nước ngoài chảy vào. 

Việc chuyển doanh nghiệp sản xuất sang Việt Nam 


Thách thức lớn nhất của Việt Nam là làm sao quản lý tăng trưởng hợp lý. 

Rất may cho Việt Nam, chiến tranh thương mại (Mỹ - Trung) đã tạo đủ các nhân tố thúc đẩy để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất bố trí lại. Điều này đã gây ra một sự thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu mà trong đó các nước như Việt Nam đã bội thu lợi ích. 

Trước khi xác định Việt Nam là điểm đến tiềm năng để bố trí lại, các nhà đầu tư nước ngoài cần phải xem xét nhiều nhân tố như xác định địa điểm, nguyên liệu thô, đối tác và chuỗi cung ứng hậu cần. Nên sử dụng một dịch vụ chuyên nghiệp có kiến thức trong khu vực để hỗ trợ các công ty hoạch định chiến lược sản xuất.


Nguồn: https://www.china-briefing.com/news/vietnam-overtaking-china-us-export-manufacturing/

Post a Comment

Tin liên quan

    -->