Tận mắt một chuyến tuần tra của tàu Mỹ ở Biển Đông

Giọng nói trên radio ở giữa Biển Đông theo một kịch bản đã trở nên quen thuộc với Thuyền trưởng Eric Anduze - người chỉ huy tàu USS Blue Ridge. Đó là phía Trung Quốc trên điện thoại. 


Anduze nói và mô tả giọng tiếng Anh từ một tàu chiến của Trung Quốc: “Họ sẽ liên lạc với chúng ta và họ sẽ đi - Tàu chính phủ Mỹ, đây là tàu hải quân Trung Quốc số (một số nào đó), chúng tôi sẽ duy trì khoảng cách 5 dặm với các bạn và hộ tống các bạn khi các bạn đi ngang qua”. 



Lời đáp của tàu Mỹ chỉ ngắn gọn: “Tàu Trung Quốc, đây là tàu chính phủ 19, nhắc lại, hết”. Từ lúc đó là im lặng khi các tàu của những đối thủ cùng tiến về phía trước. 

Trao đổi từ tàu qua tàu là một va chạm tiềm năng thường xuyên với hai quân đội lớn nhất thế giới trong vùng biển tranh chấp. Hồi tháng 9, một tàu khu trục Trung Quốc đã chạy trong cự ly 1 sân bóng đá với tàu USS Decatur trong cái mà người Mỹ gọi là cơ động “không an toàn và thiếu chuyên nghiệp”. Nhưng điều đó không ngăn cản những chuyến đi tương lai - Mỹ đã cử 2 tàu khu trục tên lửa dẫn đường đi vào 12 hải lý của các đảo tranh chấp đầu tháng này. 

Đóng căn cứ ở Nhật Bản, tàu Blue Ridge là một tàu thường xuyên đi qua Biển Đông - nơi Bắc Kinh xem là vùng biển của họ bất chấp việc cộng đồng quốc tế ngày càng gia tăng lo ngại về cách tiếp cận này của họ. Vùng biển có đường vận tải quan trọng và ngư trường giàu tài nguyên này đã bùng lên tranh chấp giữa Trung Quốc và các láng giềng. 

Yêu sách bành trướng 


Trung Quốc đã xây dựng các đảo nhân tạo với những tòa nhà, tháp thông tin, cảng và đường băng để khẳng định yêu sách trong cái mà nhiều nhà quan sát quốc tế nói là sự khiêu khích quân sự. Mỹ nói họ đi đến vùng biển này như thể các yêu sách bành trướng không tồn tại, đi qua các tuyến đường biển như Blue Ridge đã đi hoặc trong cái gọi là tuần tra “tự do hàng hải” gần các đảo tranh chấp. Những chuyến tuần tra “tự do hàng hải” thường bị Trung Quốc theo dõi với thái độ bực bội. 


Hải quân Mỹ đã cho phép các cơ quan truyền thông, gồm Bloomberg, có một cái nhìn bên trong vào cách mà các tàu của họ sử dụng để đi qua vùng biển tranh chấp. Tàu Blue Ridge là tàu chiến già nhất đang hoạt động của Hải quân Mỹ, nó treo cờ của Hạm đội 7 và cập cảng ở Singapore như một phần cuộc hành trình qua các cảng Đông Nam Á. 


Blue Ridge được xem là một trong những tàu có công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Nó vận hành như một trung tâm thông tin cho hạm đội 7 - hạm đội hoạt động trải dài từ biên giới Ấn Độ - Pakistan đến đường đổi ngày quốc tế ở Thái Bình Dương. Thông qua nhiều máy tính, tàu truyền những dữ liệu mà Hải quân Mỹ nói là cung cấp cho họ “một bức tranh chiến thuật hoàn chỉnh về liên lạc trên không, trên mặt biển và dưới biển”. Những điều nó làm là: đi và nắm bắt mọi thứ. 

Con tàu này là một thị trấn nổi với hơn 1000 thủy thủ. Trên tàu có giường, quán ăn tự phục vụ, phòng tập thể hình và bưu điện. Một bệnh viện thu nhỏ có giường bệnh và một phòng mổ cùng với một nha sĩ có thể chữa sâu răng hoặc nhổ răng - trừ khi sóng quá lớn. Trên mặt boong, thủy thủ có thể chạy bộ quanh đường chạy tạm quanh con tàu. 

Chiến thuật cưỡng bức 


Từ tháng 2, Thuyền trưởng Anduze nói Blue Ridge đã được hộ tống bởi các tàu Trung Quốc khoảng 6 lần theo cách không có gì nổi bật và giờ đây đã thành kiểu bình thường. 


Ở Washington, quan điểm là Trung Quốc sử dụng “chiến thuật cưỡng bức”, bao gồm các tàu hải quân và tàu bán quân sự của họ để củng cố yêu sách ở Biển Đông theo như Lầu Năm Góc nói trong một báo cáo thường niên về sức mạnh quân sự Trung Quốc hồi tuần trước. 

Chiến thuật đó nhắm mục tiêu “trong những cách được cho là dưới ngưỡng của khiêu khích xung đột”, mặc dù nó đã leo thang thành suýt xung đột với tàu chiến Mỹ. 

Các quan chức hải quân trên Blue Ridge từ chối bình luận về chi tiết về những cuộc chạm trán hung hăng hơn, ngoại trừ việc nói rằng không có gì tương tự như vậy đã xảy ra với họ khi họ đi qua đường vận tải biển của Biển Đông. 

Anduze nói: “Chúng tôi có những tàu đã đi vào cách 3 đến 4 dặm và sau đó (họ) chỉ đi kèm chúng tôi trong khắp khu vực... Những trao đổi qua lại đã “rất an toàn”. 

Nguồn: https://www.bloomberg.com/news/articles/2019-05-13/south-china-sea-naval-encounters



Post a Comment

Tin liên quan

    -->