Sina: Mỹ bán UAV cho VN giá chát gấp 50 lần TQ

Sau khi biết tin BQP Mỹ bán cho Việt Nam 6 chiếc UAV Scan Eagle, tờ Sina của Trung Quốc đăng bài nói rằng giá những UAV này chát gấp 50 lần UAV cùng loại của Trung Quốc. 

Bài báo của Sina viết: "Năm 2016, Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Từ đó về sau, Mỹ tích cực chào hàng vũ khí trang bị với Việt Nam nhưng người Mỹ cũng vẫn lưu tâm chỉ giới thiệu với Việt Nam những vũ khí trang bị công nghệ thấp. 


Hồi tháng 3, công ty Boeing tuyên bố sẽ cung cấp cho Việt Nam máy bay không người lái Scan Eagle. Ngày 1/6, Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận hợp đồng này, tuyên bố cung cấp cho Việt Nam 6 chiếc Scan Eagle, giá trị hợp đồng 9,7 triệu USD, đơn giá mỗi chiếc khoảng 1,62 triệu USD. 




Đây được xem là hợp đồng quân sự quan trọng nhất giữa Mỹ và Việt Nam. Những máy bay không người lái này sẽ được giao cho lực lượng bảo vệ bờ biển của Việt Nam. Điều đáng nói là Boeing đã đặc biệt nhấn mạnh một điểm rằng các UAV Scan Eagle này là những sản phẩm trình độ thấp, chỉ có thể tăng cường năng lực ở mức độ nhất định về mặt giám sát kiểm soát trên biển. Động thái này có thể là để tránh gây kích động nước khác. 

Theo tư liệu công khai, các UAV trinh sát Scan Eagle dài 1,7m, sải cánh 3,1 m, trọng lượng 18 kg. Nó có thể hoạt động liên tục 24 giờ, tốc độ tối da 180 km/h, độ cao bay tối đa 5900m. Mỗi chiếc UAV này trang bị cảm biến ảnh nhiệt và camera ảnh nhiệt độ phân giải cao. 

Loại UAV này được thiết kế từ cuối thế kỷ trước và bắt đầu phục vụ từ đầu thế kỷ 21. Trong biên chế quân đội Mỹ nó đang dần dần bị đào thải. Tuy nhiên loại UAV này hiện nay đang được sử dụng ở hơn 20 nước trên thế giới, được dùng trong hoạt động tác chiến cường độ thấp. Ở Mỹ, UAV này dần dần được chuyển sang dân dụng, để kiểm tra giám sát hoạt động di chuyển của động vật, tuần tra đường ống dầu khí, thăm dò và đo đạc địa hình, phòng chống cháy rừng ... 




Một loại UAV đã đang ở trạng thái dần dần bị đào thải như vậy, tại sao Việt Nam còn bỏ 9,7 triệu USD ra mua? Đối với chi tiêu quân sự 5 tỷ USD một năm như Việt Nam, khoản chi gần 10 triệu USD không thể xem là không đáng kể. 

Có ý kiến rằng sở dĩ Việt Nam mua những UAV này là vì đây là một phần trong kế hoạch viện trợ quân sự nước ngoài của Bộ Quốc phòng Mỹ. Việt Nam có thể không cần giao tiền mặt cũng có thể có được 6 chiếc UAV. Ngoài ra Việt Nam cũng muốn tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ. 

Sau khi hợp đồng này được công bố đã khiến nhiều cư dân mạng Việt Nam vui mừng. Có người cho rằng việc này cho thấy sự hợp tác quân sự càng ngày càng mật thiết giữa Mỹ và Việt Nam. 

Cũng có người khác còn nghĩ xa hơn nữa rằng: Việc này là một tin mừng, tương lai không xa, Mỹ sẽ xuất khẩu vũ khí công nghệ cao cho Việt Nam, vài năm sau Việt Nam sẽ có máy bay chiến đấu tàng hình F-35. 





Tuy nhiên cũng có cư dân mạng Việt Nam nói rằng: “Chiếc UAV này giống như một thứ đồ chơi trẻ con, vậy mà mỗi chiếc giá đến hơn 1,6 triệu USD. Một cư dân mạng khác của Việt Nam thì nói: “Tôi đã đến một số công ty tư nhân của Trung Quốc chuyên cung cấp UAV quân sự. Các UAV họ cung cấp so với ScanEagle có độ phân giải cao hơn mà giá cả lại rẻ hơn đáng ngạc nhiên, chỉ có 30.000 USD một chiếc, có nghĩa là giá một chiếc UAV do công ty tư nhân Trung Quốc cung cấp chỉ có giá bằng 1/50 so với giá của một chiếc ScanEagle. 

Như vậy liệu có phải là muốn nói rằng Việt Nam bỏ 1,6 triệu USD mua một chiếc UAV chỉ có giá trị 30.000 USD hay không? Nếu như vậy thì xem ra Việt Nam đã bị Mỹ chặt chém một cú lợi hại". 


Bình luận: Không rõ loại UAV giá 30.000 USD mà vị cư dân mạng nào đó nói là loại nào. Rất tiếc họ không nói tên để chúng ta tiện so sánh. Tuy nhiên giá một số loại UAV có tiếng của Trung Quốc cũng đều tiền triệu. Ví dụ CH-3 và CH-4 có giá 4 triệu USD, còn Wing Loong giá 1 triệu USD. Mặt khác, nếu như gói bán UAV Scan Eagle của Mỹ cho Việt Nam nằm trong chương trình viện trợ quốc phòng của Mỹ cho Việt Nam thì vấn đề đơn giá của nó có lẽ do Mỹ quyết định.

Post a Comment

Tin liên quan

    -->