Căng thẳng Việt - Trung hiện nay là bài học cho Philippines

Philippines có những bài học giá trị cần phải học từ căng thẳng đang diễn ra giữa các tàu Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông.



Tàu Hải cảnh 35111 của Trung Quốc - con tàu đã quấy rối giàn khoan của Malaysia trong tháng 5 và từ giữa tháng 6 bắt đầu quấy rối giàn khoan Hakuryu-5 mà công ty Rosneft thuê khoan dầu trên lô 6.1 của Việt Nam. 

Vụ căng thẳng này đã diễn ra hàng tuần gần một lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ) theo như một phân tích được tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) có trụ sở ở Washington công bố đầu tuần này. 




Hôm qua Việt Nam đã cáo buộc Trung Quốc có “các hành động phi pháp” khi triển khai một tàu khảo sát được hộ tống bởi các tàu chính phủ và tàu buôn trong những ngày qua quanh bãi Tư Chính để thực hiện hoạt động khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ. 

Tàu Hải cảnh Trung Quốc cũng thách thức các hoạt động dầu khí đang diễn ra của Việt Nam ở khu vực này trong một vụ việc xảy ra đồng thời. 

AMTI nói họ cũng theo dõi một tình huống tương tự giữa các tàu Trung Quốc và Malaysia gần một lô dầu khí ở bãi Luconia hồi tháng 5. Một tàu hải cảnh của Trung Quốc đã cố gắng ngăn chặn hoạt động khoan dầu đang diễn ra trong khu vực nằm trên thềm lục địa của Malaysia. 

Giám đốc AMTI Gregory Poling nói với báo Inquirer rằng: “Việc này cho thấy Bắc Kinh hết sức cố gắng ngăn chặn các hoạt động khai thác dầu khí đơn phương của các láng giềng ở bất kỳ nơi nào trong đường 9 đoạn”. 




Đường 9 đoạn tức là yêu sách quá đáng của Trung Quốc đối với khoảng 90% diện tích Biển Đông và yêu sách này đã bị tòa trọng tài quốc tế bác bỏ trong phán quyết năm 2016 nhưng Bắc Kinh vẫn từ chối công nhận phán quyết đó. 

Poling cảnh báo rằng Philippines cũng có thể đối mặt với tình huống tương tự như Malaysia và Việt Nam trong tương lai nếu quyết định đơn phương thăm dò ở bãi Cỏ Rong (Recto Bank trong tiếng Philippines và Reed Bank trong thuật ngữ quốc tế), một trong những khu vực nằm trong EEZ của Philippines và đang được chính phủ nước này xem xét thăm dò chung với Trung Quốc. 

Tuy nhiên nhà phân tích này cũng nhận định rằng những vụ việc với Malaysia và Việt Nam cho thấy Trung Quốc sẽ chỉ dùng phương thức bắt nạt một cách thận trọng nhất để tránh gây ra chiến tranh trên Biển Đông. 

Poling nói: “Nó cũng cho thấy Trung Quốc có ý định làm thế (ngăn chặn các hoạt động dầu khí đơn phương) thông qua sự hăm dọa và bắt nạt chứ không phải bằng vũ lực. Khi các bên khác kháng cự lại sự bắt nạt đó và tiếp tục các hoạt động thương mại như Malaysia và Việt Nam đang làm thì Trung Quốc thường rút lui và sẽ thử lại vào lúc khác”. 




Poling nói thêm rằng những tin tức nào chống lại quan điểm rằng chống lại Trung Quốc có nghĩa là sẽ tự động đưa tới bùng phát xung đột. Những thực tế này trái ngược với tuyên bố của Tổng thống Rodrigo Duterte quả quyết rằng việc đòi hỏi quyền của nước này với biển Tây Philippines (tức khái niệm mà người Philippines ám chỉ vùng đặc quyền kinh tế của họ ở Biển Đông) có thể dẫn tới chiến tranh. 

Poling nói: “Những sự việc này khiến sự khăng khăng của chính phủ Duterte trở thành lời nói dối khi họ cho rằng bất kỳ sự kháng cự nào với đòi hỏi của Trung Quốc sẽ đưa tới chiến tranh”. 

Poling giải thích rằng chiến lược Biển Đông của Trung Quốc là không bao giờ dùng đến lực lượng quân sự vì họ lo ngại về hình ảnh của mình trên toàn cầu. Ông nói: “Nếu họ sử dụng vũ lực, họ sẽ bị tổn thương hình ảnh như một kẻ xâm lược, họ sẽ làm xói mòn những khao khát đóng vai trò lãnh đạo toàn cầu của mình và họ sẽ mời gọi những sự can dự thậm chí lớn hơn từ các thế lực bên ngoài”. 

Ông nhấn mạnh rằng Trung Quốc cũng “không thích thú” sử dụng vũ lực chống lại Philippines bởi vì Hiệp ước Quốc phòng Song phương với Mỹ sẽ có hiệu lực. Philippines và Mỹ được ràng buộc bởi hiệp ước ký ngày 30/8/1951 này, trong đó yêu cầu cả hai nhà nước cùng nhau phòng thủ trong trường hợp một bên bị tấn công vũ trang. 

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bảo đảm với Philippinse hồi đầu tháng 3 năm nay rằng Mỹ sẽ đến và hỗ trợ trong trường hợp Philippines bị tấn công vũ trang trên Biển Đông. 

Nguồn: https://globalnation.inquirer.net/178120/china-vietnam-standoff-in-south-china-sea-offers-lessons-for-ph

Post a Comment

Tin liên quan

    -->