Cuộc chạy đua tăng cường lực lượng để đối phó TQ ở Biển Đông

Các láng giềng Trung Quốc ở Biển Đông đang chạy đua để tăng cường khả năng đội tàu cảnh sát biển do lo ngại về việc Bắc Kinh gia tăng sử dụng tàu cảnh sát biển để thúc đẩy yêu sách chủ quyền trong vùng biển tranh chấp.


Các nhà quan sát nói rằng động thái của Trung Quốc nhằm giành đạt được đòi hỏi lãnh thổ mà không phải sử dụng đến quân đội, có thể làm leo thang căng thẳng trong khu vực hàng hải này. 

Hôm 17/7, Cảnh sát biển Philippines tuyên bố sẽ nhận một tàu tuần tra xa bờ do Pháp chế tạo với chiều dài 84m vào tháng 12 tới. Nó được xem là tàu tuần tra “lớn nhất và hiện đại nhất” của Philippines. 




Được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tuần tra cũng như thực thi pháp luật và giám sát hàng hải, con tàu này được kỳ vọng sẽ xử lý mọi nhiệm vụ an toàn và an ninh hàng hải trên nhiều hòn đảo của Philippines ở Biển Đông. 

Việt Nam cũng đã thông qua luật cho phép cảnh sát biển hoạt động bên ngoài vùng biển của mình. Việc này gửi đi một tín hiệu rằng Hà Nội có thể triển khai tàu để mở rộng sự hiện diện rtong các vùng biển đang tranh cãi. 

Căng thẳng ở Biển Đông đã bùng phát trong những tuần gần đây sau khi 6 tàu cảnh sát biển vũ trang gồm 2 tàu Trung Quốc và 4 tàu Việt Nam, đã đối đầu nhau trong hoạt động tuần tra quanh bãi Tư Chính. 

Vụ căng thẳng này đã được các chuyên gia an ninh hàng hải theo dõi sát sao. Nó cho thấy vai trò tích cực hơn của các tàu cánh sát biển mà hiện nay thường được gọi là “tàu vỏ trắng” ở hầu hết các vùng lãnh thổ phức tạp ở châu Á. 

Khu vực này hiện có 6 bên tranh chấp gồm Trung Quốc, Đài Loan và 4 nước Đông Nam Á, cộng với các thế lực bên ngoài đòi hỏi quyền tự do hàng hải trong vùng biển này như Mỹ, Australia. 




Zhang Mingliang - giáo sư chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông tại Đại học Tế Nam ở Quảng Châu nói: “Tàu vỏ trắng đã hoạt động tích cực hơn ở Biển Đông và vai trò của nó đang nổi lên hơn so với lực lượng quân sự. Phần lớn mọi người thường tập trung vào sự gia tăng sức mạnh hải quân rtong khi sự gia tăng số lượng tàu cảnh sát biển đã bị bỏ qua. Tuy nhiên thực tế là trong khi sức mạnh hải quân tăng lên thì số lượng tàu cảnh sát biển trong khu vực cũng tăng nhanh chóng”. 

Trung Quốc đã sử dụng rộng rãi các tàu cảnh sát biển (tiếng TQ gọi là hải cảnh) - những tàu của họ cũng cơ bắp hơn so với hầu hết láng giềng - trong các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông như một cách để tăng cường yêu sách chủ quyền mà không phải liên lụy đến quân đội. 

Trong trường hợp nổi bật nhất, Bắc Kinh đã giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ Manila năm 2012 sau một tháng đối đầu căng thẳng giữa tàu đánh cá và tàu cảnh sát biển, gây ra vụ khủng hoảng tồi tệ nhất từng trong quan hệ Trung - Philippines. 

Năm 2014, một tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã đâm một tàu cảnh sát biển Việt Nam sau khi một giàn khoan dầu Trung Quốc bắt đầu khoan trong vùng biển bị tranh chấp ở Biển Đông. Khi căng thẳng leo thang, bạo động chống Trung Quốc đã bùng phát ở Việt Nam. 




Các nhà quan sát khu vực nói việc sử dụng lực lượng phi quân sự của Bắc Kinh và đặc biệt là các tàu cảnh sát biển, để củng cố yêu sách hàng hải ở Biển Đông đã “đặt ra một bài học” cho các đối thủ tranh chấp còn lại, đặc biệt là những nước Đông Nam Á dù cho những hạn chế về tài chính đã giới hạn những nỗ lực của họ. 

Collin Koh - một nhà nghiên cứu của Chương trình An ninh Hàng hải tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam ở Singapore cho biết: “Về lý thuyết, cử các tàu cảnh sát biển thay vì hải quân sẽ ít đưa đến ấn tượng quân sự hơn và giúp thúc đẩy ổn định. Tuy nhiên trong thực tế, như chúng ta đã thấy trong các sự kiện gần đây, việc sở hữu những lực lượng như vậy thực sự đã khuyến khích một số bên thực hiện các hành động cưỡng ép”. 

Bất chấp việc Tổng thống Duterte theo đuổi quan hệ nồng ấm với Bắc Kinh, Manila đã lặng lẽ xây dựng cảnh sát biển của mình trong các năm qua. 

Một tàu Cảnh sát biển Nhật đang chặn một tàu đánh cá Trung Quốc. 

Hồi tháng 2, họ nhận 2 tàu tuần tra cao tốc dài 12m từ Nhật Bản như một phần trong gói chống khủng bố. Nhật Bản là một cường quốc hàng hải đã có tranh chấp lâu dài với Bắc Kinh trên các đảo không có người ở tại biển Hoa Đông. 

Và lần đầu tiên trong 7 năm, hồi tháng 5, chính phủ Philippines đã đón tiếp một tàu cảnh sát biển Mỹ là USCGC Berthof. Chuyến thăm của tàu Mỹ diễn ra trong một cuộc diễn tập quân sự với hai tàu cảnh sát biển Philippines để tăng cường “khả năng tìm kiếm cứu nạn, thực thi pháp luật và an ninh hàng hải”. 




Collin Koh nói rằng mặc dù các vấn đề an toàn và an ninh hàng hải mỗi ngày, gồm trừng trị các hành vi buôn lậu, sẽ thúc đẩy các nước trong khu vực mở rộng lực lượng cảnh sát biển nhưng rõ ràng là Trung Quốc là “động lực chính”. 

Koh nói: “Trung Quốc, Nhật Bản cho đến quy mô kém hơn như Việt Nam có thể sẽ dễ buộc phải tăng cường lực lượng cảnh sát biển vì các tàu cảnh sát biển của họ sẽ có một vùng biển rộng lớn xa bờ cần phải triển khai”. 

Nhưng Việt Nam - đất nước lớn tiếng nhất trong phản đối yêu sách và sự tích tụ quân sự của Trung Quốc trong khu vực, đã hướng đến Mỹ, Nhật và Hàn Quốc để được giúp đỡ trong việc xây dựng cơ sở lực lượng cảnh sát biển và đào tạo quan chức cảnh sát biển. 

Tàu tuần tra Metal Shark Mỹ giao cho Việt Nam. 

Trong 2 năm qua, Mỹ đã cung cấp cho cảnh sát biển của Việt Nam 18 tàu tuần tra và một tàu tuần tra có sức chịu đựng cao. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nhiều lần cam kết giúp Việt Nam tăng cường khả năng thực thi pháp luật trên biển với các tàu cảnh sát biển mới. 

Zhang Mingliang nói rằng với nhiều tàu cảnh sát biển được dự kiến triển khai đến mặt trận trong vùng tranh chấp, rủi ro đối đầu nguy hiểm và xung đột sẽ gia tăng, đặc biệt là khi không có quy tắc nào được thiết lập trong khu vực cho các trường hợp trạm chán bất thình lình của các tàu cảnh sát biển. 




Zhang nói: “Đến nay, cách tiếp cận phổ biến nhất (với các nước trong khu vực này) là mọi người đang chạy đua mua tàu mới, giống như cuộc đua tàu cảnh sát biển. Nhưng khi có nhiều tàu tham gia hơn thì sự khó khăn trong điều khiển và kiểm soát các sự cố ở tiền tuyến cũng tăng lên”. 

Collin Koh nói rằng với việc thiếu quy tắc để ngăn chặn và giảm nhẹ nguy cơ rủi ro, vùng biển tranh chấp này sẽ trở thành vấn đề phức tạp hơn khi các nước khác như Malaysia và Indonesia cũng triển khai lực lượng của họ. 

Nguồn: https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3019409/chinas-neighbours-bolster-their-coastguards-stand-stokes

Mời quý vị tham khảo thêm sự ưu tiên của Việt Nam cho lực lượng cảnh sát biển:

Post a Comment

Tin liên quan

    -->