Trung Quốc tuyên bố phát hiện công nghệ tàng hình chưa từng có

Các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố đã đạt được một loạt đột phá trong công nghệ vật liệu tàng hình có thể giúp các máy bay chiến đấu và các vũ khí khác nhẹ hơn, rẻ hơn và ít bị tổn thương hơn trước sự phát hiện của radar. 


Giáo sư Luo Xiangang và các đồng nghiệp ở Viện Nghiên cứu Điện tử và Quang học thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc ở Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên, nói rằng họ đã tạo ra mô hình toán học đầu tiên trên thế giới để mô tả chính xác các thức hoạt động của các sóng điện tử khi chúng chạm vào một mảnh kim loại được gắn với kính hiển vi. Thông tin này được nêu trong một tuyên bố đăng trên website của học viện nói trên ngày 15/7. 

Với mô hình mới và những đột phá trong chế tạo vật liệu, họ đã phát triển một màng gọi là siêu bề mặt có thể hấp thu sóng radar trong dải tần rộng nhất chưa từng có. 




Hiện tại, máy bay tàng hình chủ yếu dựa vào hình dạng đặc biệt – tức là hình khối thân của chúng – để làm trệch hướng tín hiệu radar, nhưng những thiết kế này có thể ảnh hưởng đến đặc điểm khí động. Các máy bay tàng hình hiện nay cũng sử dụng sơn hấp thụ sóng radar với mật độ cao nhưng nó chỉ đối phó được một dải tần số hạn chế. 

Trong một thử nghiệm, công nghệ mới của các nhà khoa học Trung Quốc đã giảm tín hiệu phản xạ sóng radar – được đo bằng đơn vị decibel (dB) – xuống từ 10 đến gần 30 dB trong phạm vi tần số từ 0,3 đến 40 gigahertz. 

Một nhà công nghệ tàng hình ở Đại học Phục Đán ở Thượng Hải – người không liên quan đến công việc nói trên, nói rằng máy bay chiến đấu hoặc tàu chiến sử dụng công nghệ mới này có thể đánh lừa hữu hiệu các hệ thống radar quân sự đang hoạt động hiện nay. 

Nhà nghiên cứu này nói: “Phạm vi phát hiện này là điều không thể tin nổi. Tôi chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ ai tiếp cận được khả năng này. Hiện tại, công nghệ hấp thụ chỉ có phạm vi hiệu quả trong khoảng từ 4 đến 18 GHz là tốt nhất”. 




Tần số tín hiệu càng thấp thì phạm vi phát hiện của radar càng dài. Nhưng thông tin chi tiết về các mục tiêu di động chỉ có thể bị theo dõi với các sóng tần số cao hơn. Các quân đội thường dùng kết hợp các radar làm việc ở những tần số khác nhau để thiết lập một tuyến phòng thủ. 

Hệ thống Phòng không Tầm trung Mở rộng (MEADS) – tức hệ thống radar cảnh báo sớm của NATO, hoạt động ở dải tần từ 0,1 đến 1 GHz. Hệ thống Phòng không Tầm cao của Mỹ - tức hệ thống radar phòng thủ tên lửa đã thu hút sự chú ý của Bắc Kinh khi nó được triển khai ở Hàn Quốc năm 2017, hoạt động ở tần số khoảng 10 GHz. 

Một số sân bay sử dụng radar cao tần tầm ngắn hoạt động ở tần số 20 GHz hoặc cao hơn để giám sát các thiết bị bay và xe cộ di chuyển trên mặt đất nhưng thậm chí nó còn không thể thấy một máy bay sử dụng công nghệ tàng hình mới cho đến khi máy bay bay qua đầu. 




Nhà nghiên cứu ở đại học Phục Đán nói: “Các vật liệu với công nghệ siêu bề mặt đã được phát hiện trong các trang bị quân sự ở Trung Quốc mặc dù chúng là gì và chúng được sử dụng ở đâu vẫn là điều bí mật”. 


Luo và các đồng sự của ông đã không bình luận nhưng theo tuyên bố của Học viện Khoa học Trung Quốc và bài báo mà nhóm của ông xuất bản trên tờ Tiến bộ Khoa học đầu năm nay thì đột phá công nghệ tàng hình này dựa trên khám phá mà họ đã thu được nhiều năm trước. 

Họ phát hiện rằng mô hình lan truyền của sóng vô tuyến – cách chúng di chuyển – trong không gian kim loại cực hẹp sẽ tương tự như một vòng dây xích, hình dáng tương tự như một chuỗi được treo bởi hai điểm cố định và cong xuống do trọng lực. 




Lấy cảm hứng từ dây xích điện từ, nhóm Luo đã phát triển một mô hình toán học và thiết kế siêu bề mặt gần như thích hợp với mọi vận động sóng. Nó bao gồm các vật liệu hấp thụ năng lượng cho phương tiện tàng hình và các ăng-ten có thể được dùng cho vệ tinh hoặc máy bay quân sự. 

Zhu Shining – giáo sư vật lý chuyên về siêu vật liệu ở Đại học Nam Ninh nói mô hình dây xích là một “ý tưởng khá thường”. 

Zhu nói: “Viện Điện tử và Quang học ở Thành Đô đã thực hiện nghiên cứu lâu dài trong lĩnh vực này để đặt nền móng vững chắc cho phát hiện của họ. Họ đã hoàn thành một công việc tốt. Các nhà khoa học đang phát minh các đặc tính của siêu vật liệu, một số chúng đã được ứng dụng trong đời sống”. 

Nguồn: https://www.scmp.com/news/china/science/article/3018974/chinese-scientists-hail-incredible-stealth-breakthrough-may

Post a Comment

Tin liên quan

    -->