Tờ Forbes của Mỹ hôm nay viết: Trước khi thăm “bạn bè” ở Bắc Kinh vào cuối tháng này, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cần một hoặc hai bài học chiến lược về cách làm thế nào ngăn chặn các tàu Trung Quốc xâm lược vùng biển Philippines. Và ông cần một hoặc hai bài học để ngăn chặn Trung Quốc biến Philipines thành nước nửa thuộc địa hiện đại.
Chuyến thăm của Duterte đến Bắc Kinh diễn ra trong thời điểm Trung Quốc đang tăng cường các nỗ lực để khẳng định Biển Đông là ao nhà của họ. Trong tháng 7 và đầu tháng 8, các tàu chiến Trung Quốc đã tự ý đi vào vùng biển phía Nam Philippines làm gia tăng căng thẳng hàng hải giữa hai nước. Theo Manila, 5 tàu hải quân của Trung Quốc đã đi qua eo biển Sibutu mà không thông báo trước.
Mặc dù eo biển này được xem là đường biển quốc tế nhưng radar của các tàu này đã tắt để tránh bị theo dõi. Theo như báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, Philippines coi hành động đó là lừa dối.
Đó không phải là một hành động “thân thiện” của Bắc Kinh và chứng tỏ rằng chiến lược thỏa hiệp vô nguyên tắc của Duterte đã không hiệu quả. Và ông ấy có lẽ nên nhìn vào những nơi khác có chiến lược hiệu quả.
Việt Nam và Malaysia chính là những nơi đó. Lãnh đạo của cả hai nước này đã dám làm điều mà Duterte không dám, đó là đứng lên chống lại Trung Quốc và đã đạt được những kết quả tốt hơn Duterte.
Việt Nam đã làm điều đó theo cách rất thông minh và dũng cảm như chúng tôi đã thảo luận trước đây.
Dũng cảm bởi vì họ đang thúc đẩy một thỏa thuận mà sẽ cấm nhiều hành vi đang diễn ra của Trung Quốc ở Biển Đông, chẳng hạn như xây đảo nhân tạo, phong tỏa biển và triển khai các vũ khí tấn công như tên lửa. Và sự dũng cảm cũng thể hiện ở chỗ đã huy động lực lượng để chặn các tàu Trung Quốc xâm phạm vào vùng biển của họ.
Loading...
Thông minh bởi vì đã tranh thủ hãng dầu khí khổng lồ Rosneft của Nga vào hoạt động thăm dò dầu khí trong những khu vực Trung Quốc yêu sách và tranh chấp dựa trên đường 9 đoạn mơ hồ do họ tự vẽ. Sự hiện diện của Nga trong vùng biển tranh chấp là một người thay đổi cuộc chơi cho Việt Nam. Bắc Kinh vô cùng khó để đối đầu Hải quân Nga - lực lượng sẵn sàng bảo vệ lợi ích của Moscow trong khu vực này.
Cả hai chiến lược này đã hiệu quả. Tuần trước, một tàu khảo sát Trung Quốc - con tàu đã liên quan đến căng thẳng kéo dài cả tháng trời với các tàu chấp pháp Việt Nam, đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ngược lại, Malaysia đã đứng lên chống Trung Quốc theo cách táo bạo trên cả hai mặt trận. Trong nội địa họ đàm phán lại các dự án Trung Quốc; tịch thu hơn 1 tỷ ringgit (tương đương 243,5 triệu USD) từ một ngân hàng được cho là thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc vì dự án đường ống thất bại; họ cũng cắt giảm 1/3 chi phí dự án đường sắt duyên hải phía đông.
Ở trên Biển Đông, Hải quân Hoàng gia Malaysia đã thực hiện một hành động phô trương sức mạnh tên lửa hiếm có của họ ở gần khu vực tranh chấp hàng hải vào tháng trước. Những cuộc diễn tập này là một phần trong cuộc tập trận quân sự lớn hơn được gọi là Diễn tập Kerismas và Diễn tập Taming Sari. Các cuộc diễn tập đã được thực hiện trong bối cảnh căng thẳng mới xảy ra trong những vùng biển tranh chấp.
Các chiến lược cứng rắn của Việt Nam và Malaysia chống lại Bắc Kinh ngược hẳn với chiến lược mềm yếu của Tổng thống Duterte - chiến lược mà ông theo đuổi xoa dịu hơn là đối đầu Trung Quốc dù cho ông đã có cả luật pháp quốc tế lẫn sức mạnh Mỹ ở bên mình.
Xem xét từ các tuyên bố công khai, logic của Duterte là nhượng bộ Bắc Kinh sẽ bảo đảm hòa bình và mở đường cho đầu tư Trung Quốc sẽ tạo việc làm cho người Philippines.
Không may cho người Philippines, chiến lược mềm yếu của Duterte không hiệu quả. Trung Quốc tiếp tục quyết đoán muốn kiểm soát đảo Thị Tứ - nơi Philippines gọi là Pag-asa.
Tiếp đó, sự cố gần nhất là một tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu Philippines trong cái mà Manila gọi là “vụ va chạm biển Tây Philippines”. Và tiếp theo là công bố gần đây rằng các tàu Trung Quốc đã đi qua eo biển Sibutu.
Trong khi đó, đầu tư Trung Quốc đã và đang chảy vào Philippines nhưng chúng tạo việc làm cho người Trung Quốc hơn là cho công nhân Philippines. Chúng cũng buộc chặt Philippines vào rủi ro bẫy nợ tương tự như ở Sri Lanka.
Đó là lý do tại sao đã đến lúc Tổng thống Duterte nên xem xét kỹ các chiến lược của Việt Nam và Malaysia trước chuyến thăm tới đây đến Bắc Kinh.
Nguồn: https://www.forbes.com/sites/panosmourdoukoutas/2019/08/17/duterte-should-visit-vietnam-and-malaysia-before-visiting-china/#f13b56727510