Vì sao Việt Nam thà mua Su-30 đắt đỏ mà không mua Mig-29?

Nếu như nhắc tới Không quân Việt Nam, có nhiều người có thể có chút cảm giác xem nhẹ nhưng nghìn vạn lần đừng xem thường. Thực lực của lực lượng này tuyệt đối không được coi thường.


Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam mấy chục năm trước, Không quân Việt Nam từng đánh một cuộc chiến bất phân thắng bại với Mỹ. Không quân Mỹ trước sau không có biện pháp nào hữu hiệu để chế áp hoàn toàn Không quân Việt Nam, trái lại Mỹ còn phải chịu không ít tổn thất. Trong so sánh, nước Mỹ không hề chiếm được chút ưu thế nào. Đến hiện nay trong các nước Đông Nam Á, Không quân Việt Nam có thực lực xếp ở hàng đầu. 



Không quân Việt Nam hiện nay vẫn có hùng tâm không nhỏ, điều này thể hiện qua việc họ mua máy bay chiến đấu Su-30. Hiện nay máy bay tiên tiến nhất của Việt Nam là phiên bản Su-30MK2V. Đây là phiên bản cải tiến dựa trên chiếc Su-30MKK mà Nga bán cho Trung Quốc. 

Phiên bản Su-30MK2V vẫn sử dụng khung thân của Su-30MKK nhưng cải tiến hệ thống điện tử hàng không chủ yếu. Máy bay trang bị radar N001VE đa phổ mạch xung giúp máy bay có cự ly phát hiện mục tiêu cỡ máy bay chiến đấu từ khoảng cách 110 km còn mục tiêu là máy bay cỡ lớn thì cự ly phát hiện được từ 250 km. Radar cũng có thể theo dõi đồng thời 10 mục tiêu và đồng thời tấn công 4 mục tiêu trên không hoặc 2 mục tiêu mặt đất. 

Do điện tử hàng không được nâng cấp, máy bay có thể sử dụng hầu hết các hệ thống vũ khí trên máy bay của Nga như tên lửa không đối đất Kh-31A và Kh-35, tên lửa không đối không R-73 và R-77. 

Nhiều người chỉ chú ý đến việc tính năng chiếc Su-30MK2 của Việt Nam như thế nào nhưng có lẽ chưa xem xét đến việc giá cả của Su-30 cực kỳ đắt. Nếu xét từ góc độ kinh tế học thì Việt Nam đáng lẽ nên mua Mig-29 hợp lý hơn. 

Loading...

Vì sao Việt Nam thà mua Su-30 đắt đỏ mà không mua Mig-29? Có lẽ có người nghĩ rằng đó là vì tính năng tốt nên không tiếc tiền, hoặc là nói có tiền không có chỗ tiêu. Nhưng Việt Nam không phải là nước giàu có gì, có lẽ nguyên nhân lớn hơn là: Vẫn không tự lượng sức? 


Việt Nam không hài lòng với vị trí không quân số 1 Đông Nam Á mà có ý muốn hướng đến mục tiêu cao hơn. Vì lẽ Việt Nam đã tự đặt mục tiêu cao hơn cho nên cũng không nhìn đến tính năng tương đối thấp của Mig-29. Có điều đây chỉ là suy nghĩ đơn phương của Việt Nam. Trên thực tế, yêu cầu này đã vượt quá khả năng chịu đựng của Việt Nam. 

Giá cả các máy bay như Su-30 rất đắt đỏ. Tính đến hiện nay, mỗi năm Việt Nam cũng chỉ có thể thay mới được từ 2 đến 3 chiếc, tổng cộng lại cũng chưa đến 40 chiếc. Có thể luận về tính năng cá nhân từ Su-30 không tồi nhưng muốn khiêu chiến với các đối thủ lớn mạnh hơn thì vẫn chưa thích hợp. 


Chiến tranh hiện đại đã bước vào thời đại hệ thống hóa, Việt Nam chỉ mới nâng cấp được Su-30, các mặt khác lại chưa nâng cấp toàn diện cho nên không thích ứng được với yêu cầu thời đại. Ví dụ: Không quân Việt Nam thiếu máy bay cảnh báo sớm, đến nay vẫn là con số 0. Do sự thiếu hụt này, khi tác chiến trên không sẽ có nhiều hạn chế, hiệu suất tác chiến sẽ bị giảm đi nhiều. 

Nếu Không quân Việt Nam chỉ duy trì vị trí số 1 Đông Nam Á thì không có vấn đề gì nhưng nếu muốn vượt quá mục tiêu này thì lại vượt quá khả năng chịu đựng. Tương lai phát triển thế nào là một điều cực kỳ quan trọng với Việt Nam, nếu vẫn giữ mục tiêu to lớn như vậy thì chỉ tự làm khổ mình. 

Nguồn: https://www.toutiao.com/a6722009456244163079/

Bình luận: Mấy năm về trước, Việt Nam dường như có một phong trào phấn đấu làm những việc “số 1 Đông Nam Á”, nào là cây cầu dài nhất Đông Nam Á, trung tâm hội nghị lớn nhất Đông Nam Á... Tuy nhiên bây giờ cách so sánh này đã không còn được ưa chuộng. Một điều cũng dễ hiểu là khi trước Việt Nam còn lạc hậu, khó khăn cho nên chỉ đặt mục tiêu phấn đấu là theo kịp khu vực. Đến khi đã có những tiến bộ nhất định thì cần phải đặt ra những mục tiêu xa hơn để có động lực phấn đấu lớn hơn chứ không thể tự mãn với những “vai vế trong khu vực”. Tất nhiên là mục tiêu cao thì cố gắng phải lớn, chông gai phải nhiều.

Post a Comment

Tin liên quan

    -->