Chủ nghĩa đơn phương ở Biển Đông sẽ làm hại giấc mộng Trung Hoa

Trong một cuộc xung đột tiếp theo diễn ra ở Biển Đông, tàu khảo sát Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) và lần này có sự hỗ trợ trên không nhiều hơn.
Các hành động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ không ích lợi gì cho bất cứ ai, kể cả Trung Quốc. 

Chúng ta hãy nhớ lại rằng, tàu Trung Quốc đã lần đầu tiên xuất hiện ở EEZ của Việt nam vào ngày 4/7 và ở lại khu vực đó hơn 1 tháng. Đi kèm theo với nó là một số tàu cảnh sát biển và tàu đánh cá Trung Quốc. Sau những phản đối mạnh mẽ của Việt Nam, Hoa Kỳ và các bên liên quan khác ở Biển Đông - bao gồm cả một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ấn Độ liên quan đến tự do tiếp cận vùng biển khu vực - tàu Hải dương Địa chất 8 đã rời đi vào ngày 7/8. 



Tuy nhiên, con tàu này ngày 13/8 đã quay trở lại với lực lượng hỗ trợ trên không nhiều hơn. Theo các nguồn tin ngoại giao của Việt Nam, máy bay ném bom H-6K và máy bay chiến đấu đã xuất hiện cùng với tàu Hải dương Địa chất 8. Ngoài ra, hai tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã neo đậu gần một giàn khoan dầu có cổ phần của Ấn Độ và sử dụng loa phóng thanh khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực. 

Giàn khoan ở lô 06-01 là liên doanh giữa Rosneft - Tập đoàn dầu khí của Nga với ONGC của Ấn Độ và PetroVietnam để khai thác dầu khí thường xuyên trong 17 năm qua. Nó nằm trong giới hạn EEZ 200 hải lý của Việt Nam và do đó Trung Quốc không có chủ quyền nào ở đây. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn khăng khăng thực hiện chiến thuật bắt nạt của mình ở khu vực này. 

Việc tàu Trung Quốc ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và sau đó quay trở lại cho thấy Bắc Kinh không để tâm đến các phản đối quốc tế. Nó thể hiện tư duy "nước lớn" của Trung Quốc, coi Biển Đông là ao nhà của họ. Tuy nhiên, sự thật vẫn là sự thật. 


Người Trung Quốc từ xa xưa đã khai thác vùng biển của Biển Đông. Nhưng người Việt Nam, Philippines, Malaysia, Thái Lan hay Ấn Độ cũng cùng đã làm như vậy. Do đó, không thể lấy lịch sử để làm cơ sở phân định chủ quyền tại Biển Đông. Tất cả đều phải tuân theo luật quốc tế. Và phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực năm 2016 đã phủ nhận các yêu sách của Trung Quốc trong khu vực. 

Có thể hiểu, Trung Quốc coi Biển Đông nơi quan trọng chiến lược. Khoảng 70% dầu thô nhập vào Trung Quốc cần phải đi qua khu vực này. Nhưng Biển Đông cũng rất quan trọng đối với các quốc gia Đông Nam Á và thậm chí cả các quốc gia ngoài khu vực, bao gồm cả Ấn Độ. Trên thực tế, khoảng 55% thương mại của Ấn Độ đều thông qua Biển Đông. Chính vì vậy, không thể nói rằng Biển Đông là lợi ích của riêng Trung Quốc. Các quốc gia khác cũng có quyền hợp pháp tại Biển Đông. 

Trung Quốc khao khát trở thành một cường quốc xã hội chủ nghĩa nhưng các hành động đơn phương chống lại các nước khác của họ chắc chắn sẽ gây bất lợi cho sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trên thực tế, cuộc tập trận hàng hải đầu tiên giữa Asean và Mỹ dự kiến ​​sẽ diễn ra từ ngày 2/9 - 6/9 tại Vịnh Thái Lan. Và nếu Trung Quốc nghĩ rằng Hoa Kỳ đang cố gắng cản trở khát vọng của họ trong khu vực thì tại sao họ không làm việc với các nước Đông Nam Á qua một cơ chế tham vấn. Điều này sẽ đảm bảo rằng Hoa Kỳ không thể tạo ra một khối chống lại Trung Quốc. 



Trên thực tế, các quốc gia Asean không muốn tham gia vào một khối chính trị. Nhưng Trung Quốc đang làm cho họ khó có thể giữ vững nguyên tắc này. Một lần nữa, Trung Quốc phải nhớ rằng với quyền lực lớn thì phải có trách nhiệm lớn. Tốt nhất là Trung Quốc nên tránh các hành động gây mất ổn định trong vùng biển khu vực và xúc tiến một bộ quy tắc ứng xử ràng buộc về mặt pháp lý đối với Biển Đông cùng với các quốc gia ASEAN. 

Nguồn: https://timesofindia.indiatimes.com/blogs/talkingturkey/choppy-waters-chinas-unilateralism-in-south-china-sea-doesnt-help-anyone-including-beijing/

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn