“Gần như là kẻ lạm dụng tồi tệ nhất trong tất cả mọi người”. Đây là điều Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mô tả về cách tiếp cận của Việt Nam với thương mại trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 6.
Lời chỉ trích của ông được được ra vài ngày sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố rằng họ sẽ đánh thuế lên tới 456% đối với một số sản phẩm thép nhập từ Việt Nam.
Hà Nội đã được xem là một người hưởng lợi nhất trong cuộc chiến thương mại của Trump với Trung Quốc, nhưng hiện nay cũng đang nhận cách tiếp cận cứng rắn từ Washington. Sự thay đổi này đặt ra một nguy hiểm lớn cho Việt Nam khi nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại và Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trump cũng đã loại bỏ hiệp định TPP - một thỏa thuận đề xuất giữa 12 quốc gia mà Việt Nam được xem là một trong những người được hưởng lợi.
Nhưng bất chấp những rắc rối này, quan hệ hai nước vẫn khăng khít khi hai kẻ cựu thù từ thời chiến tranh lạnh này nhận thấy tầm quan trọng của mối quan hệ của họ chống lại Trung Quốc đang gia tăng quyết đoán.
Thay vì phản ứng thất vọng với những thay đổi trong chính sách Mỹ dưới thời Trump, lãnh đạo Việt Nam đã theo đuổi nuôi dưỡng hợp tác. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm Nhà Trắng tháng 5/2017, trở thành lãnh đạo đầu tiên ở Đông Nam Á đến Mỹ đàm phán trực tiếp với Tổng thống Mỹ kể từ khi ông vào Nhà Trắng.
4 tháng sau Trump có chuyến thăm 2 ngày đến Việt Nam và trong dịp đó ông đã gặp Thủ tướng Phúc và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trên giấy tờ, Trung Quốc là đối tác quan trọng nhất của Việt Nam, phần lớn vì cùng hệ tư tưởng. Điều này khiến cho mức độ hợp tác gần đây trở nên đặc biệt trong nhiều phương diện. Chưa đến 40 năm trước, Việt Nam và Mỹ đã đánh nhau trong một cuộc chiến vào dạng dài nhất và đẫm máu nhất thế giới.
Nhưng ngày nay, dưới thời Trump, điểm đáng kể nhất của sự bất đồng là thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam tiếp tục gia tăng. Theo số liệu chính thức của Mỹ, năm 1996, Mỹ có thặng dư thương mại 285 triệu USD với Việt Nam. Nhưng vào năm ngoái, họ đã thâm hụt 39,5 tỷ USD.
Trump và các cố vấn cao cấp đã thường xuyên nêu các lo ngại của họ về cân bằng thương mại cả trong các dịp công khai lẫn riêng tư. Vào tháng 5 năm nay, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam - cùng với 8 nước khác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Malaysia, vào danh sách theo dõi thao túng tiền tệ.
Tuy nhiên thương mại không đủ để tách hai bên xa rời nhau. Trong an ninh và quốc phòng, quan điểm và lợi ích của họ hiện nay hội tụ hơn những năm trước, và sẽ tiếp tục đưa quan hệ của họ tiến lên.
Năm 2013, Chủ tịch Việt Nam khi đó là Trương Tấn Sang đã thăm Mỹ để chính thức thiết lập quan hệ ‘đối tác toàn diện”. Thỏa thuận này đặt trên nền tảng “tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”.
Загрузка...
Điều đó vừa là biểu tượng vừa có ý nghĩa lớn lao, đặc biệt cho Việt Nam. Với việc đồng ý xây dựng và phát triển quan hệ “dựa trên cơ sở tôn trọng hệ thống chính trị của nhau”, Mỹ chính thưc thừa nhận và đồng ý tôn trọng hệ thống một đảng của Việt Nam. Sự thừa nhận này quan trọng cho Việt Nam bởi vì nhiều người trong Đảng Cộng sản Việt Nam cực kỳ nghi ngờ Mỹ muốn lật đổ chế độ cộng sản chủ nghĩa của Việt Nam thông qua cái gọi là “diễn biến hòa bình”.
Thỏa thuận này đã gây tiếng vang mạnh mẽ với công chúng Việt Nam - một quốc gia mà trong lịch sử đã chiến đấu nhiều cuộc chiến chống lại Trung Quốc, Nhật, Pháp và Mỹ để bảo vệ độc lập và ngày nay vẫn đang đấu tranh để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ở Biển Đông.
Cách tiếp cận mới của Mỹ hoàn toàn chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc - láng giềng khổng lồ của Việt Nam và từ lâu đã tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa. Không có nghi ngờ gì nữa, chủ nghĩa phiêu lưu kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012, bao gồm việc đặt một giàn khoan dầu đồ sộ trong vùng biển Việt Nam năm 2014, đã là một nhân tố quyết định nếu không nói là quyết định nhất, đứng sau sự tiến bộ đáng kể của quan hệ Mỹ - Việt, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng.
Cả Mỹ và Việt Nam đã gia tăng sự thận trọng và chỉ trích các hành động của Bắc Kinh. Ở Singapore năm 2015, Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang đã cảnh báo chống lại cái gọi là “sức mạnh tạo ra lẽ phải”.
Tháng 4 năm ngoái, USS Carl Vinson, tàu sân bay của Mỹ đã thực hiện chuyến thăm cảng Đà Nẵng - chuyến thăm đầu tiên của một tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam kể từ 1975. Mỹ cũng chuyển giao cho Việt Nam một tàu cảnh sát biển lớp Hamilton và 5 tàu tuần tra. Tất cả các tàu này hiện nay đang hoạt động tích cực trong các nhiệm vụ an ninh hàng hải của Việt Nam.
Sự hơp tác này nhắm duy trì điều mà hai bên gọi là “trật tự dựa trên quy tắc” ở Biển Đông. Đây là điều mà họ tin rằng Trung Quốc hiện nay đang đe dọa. Những động thái hung hăng gần nhất của Bắc Kinh - bao gồm cử tàu khảo sát địa chất và các tàu hộ tống nó tiến vào một khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam - sẽ chỉ đưa Washington và Hà Nội đến gần nhau hơn.
Với Trump, các mối quan hệ thường sôi sục vì thương mại nhưng ở đây hai bên có lợi ích mạnh mẽ trong việc thúc đẩy quan hệ. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam nhưng mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Quan hệ kinh tế mạnh mẽ hơn với Mỹ và các nước phương Tây hoặc các nước tiên tiến có thể giúp giảm sự phụ thuộc của Hà Nội vào Bắc Kinh cả về kinh tế và chính trị. Các lãnh đạo Trung Quốc đã từ chối điều chỉnh chính sách thương mại của họ với các nước khác theo hướng cân bằng và có lợi đôi bên hơn nhưng Trump đã linh hoạt và Hà Nội đã đáp lại.
Trong chuyến thăm cấp nhà nước của Trump năm 2017, Việt Nam đã đồng ý mua 12 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ Mỹ. Tháng 2 năm nay, Hà Nội đã ký hợp đồng mua 110 máy bay từ Boeing trị giá hơn 21 tỷ USD - điều đã khiến Trump hoan nghênh nỗ lực cân bằng thương mại song phương của Việt Nam.
Do vậy, chỉ trích cứng rắn của Tổng thống Mỹ với Việt Nam hồi tháng 6 và việc ông đánh thuế thép nhập khẩu từ Việt Nam đã gây sốc cho nhiều người ở Việt Nam, bởi vì chỉ vài tháng trước đó, ông đã ca ngợi Việt Nam không tiếc lời. Nhưng lại một lần nữa giống như điều đã xảy ra kể từ khi Trump trúng cử, chính phủ Việt Nam đã đáp ứng tích cực với những lo ngại của Washington bằng cách cam kết mua nhiều hàng hóa Mỹ hơn.
Sự hội tụ những lợi ích cốt lõi có nghĩa là nó sẽ tác động đến tương lai mối quan hệ nhiều hơn tính khí thất thường của Trump.
Nguồn: https://www.scmp.com/week-asia/geopolitics/article/3024068/vietnam-and-america-foes-paper-friends-out-necessity