Tàu khảo sát Trung Quốc bất ngờ tiến vào gần bờ biển Việt Nam hơn

Dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho thấy tàu khảo sát Trung Quốc hôm nay đã mở rộng hoạt động của nó vào một khu vực gần bờ biển Việt Nam hơn. Động thái này diễn ra sau khi Mỹ và Australia bày tỏ lo ngại về các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. 

Hình ảnh đồ họa về hoạt động của tàu khảo sát Hải Dương 8 từ 13/8 đến nay với xu hướng đang tiến về gần phía bờ biển Việt Nam. 

Tàu Hải Dương Địa Chất số 8 đã lần đầu tiên tiến vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam từ đầu tháng trước và tiến hành cuộc khảo sát địa chấn dài hàng tuần lễ và gây ra căng thẳng giữa các tàu quân sự và cảnh sát biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. 




Theo dữ liệu từ website Marine Traffic - website theo dõi di chuyển của tàu thuyền, con tàu này đã tiếp tục khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày hôm nay dưới sự hộ tống của ít nhất 4 tàu Trung Quốc ở khu vực cách đảo Phú Quý của Việt Nam khoảng 102 km và cách bờ biển tỉnh Phan Thiết khoảng 185 km. 

Dữ liệu của website này cũng cho thấy nhóm tàu Trung Quốc đang được ít nhất 2 tàu công vụ Việt Nam theo sát. 

Vùng đặc quyền kinh tế của một nước được mở rộng đến 200 hải lý (tương đương 370 km hoặc 230 dặm) tính từ bờ biển theo như công ước quốc tế. Trong vùng đặc quyền kinh tế, nước đó có quyền chủ quyền để khai thác bất kỳ nguồn tài nguyên nào. 




Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều năm tranh chấp trên những vùng biển giàu tiềm năng năng lượng của Biển Đông. 

Trung Quốc đơn phương tuyên bố “đường 9 đoạn” và vẽ ra một đường hình chữ U rộng lớn để yêu sách hầu hết Biển Đông, trong đó có những vùng chồng lấn rất lớn lên thềm lục địa Việt Nam - những nơi mà Việt Nam đã phân lô cấp phép khai thác dầu mỏ. 

Hôm qua, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và người đồng cấp Australia đã bày tỏ lo ngại về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. 

Trước đó, trong tuần này, Mỹ đã nói họ quan ngại sâu sắc về sự cản trở của Trung Quốc đối với các hoạt động dầu khí trong những vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền và việc triển khai các tàu khảo sát của Trung Quốc là “một sự leo thang của Bắc Kinh trong nỗ lực hăm dọa các đối thủ tranh chấp khác trong việc phát triển nguồn tài nguyên ở Biển Đông”. 


Загрузка...


Đáp trả cáo buộc của Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói Washington “gieo rắc chia rẽ và có ý đồ”. 

Cảnh Sảng nói trong cuộc họp báo thường kỳ hôm qua: “Mục đích là đem hỗn loạn vào tình hình ở biển Đông và phá hoại hòa binh ổn định khu vực. Trung Quốc kiên quyết phản đối điều này”. 

Nguồn: https://www.reuters.com/article/us-vietnam-china-southchinasea/chinese-ship-inches-closer-to-vietnam-coastline-amid-south-china-sea-tensions-idUSKCN1VE068

Bình luận: Động thái này diễn ra sau khi Mỹ và Australia đã có những tuyên bố thể hiện sự ủng hộ cho Việt Nam về mặt ngoại giao. Do vậy có thể nhận định đây là một hành động leo thang để trả đũa của Trung Quốc nhằm chứng tỏ rằng dù Mỹ và Australia có nói gì thì Trung Quốc cũng không sợ. 




Đối với Việt Nam, hành động này của Trung Quốc có thể là nhằm gửi thông điệp rằng "phương pháp ngoại giao la làng không có tác dụng gì". Tuy nhiên tôi cho rằng tàu khảo sát Trung Quốc sẽ nhanh chóng quay trở lại khu vực cũ và không tiếp tục đi vào gần bờ biển Việt Nam hơn. Cuộc đối đầu có thể sẽ còn kéo dài thêm nhiều tuần nữa và Trung Quốc có thể sẽ còn có những hành động khó lường khác để làm phức tạp tình hình nhưng khả năng bùng phát thành xung đột quân sự là không nhiều. 

Post a Comment

Tin liên quan

    -->