Theo một quan chức quân sự hàng đầu, hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông đã cho thấy Bắc Kinh đang mở rộng phạm vi ảnh hưởng của họ trong khu vực. Và mục tiêu tiếp theo của họ là bắn vào các tàu chiến Mỹ đang trú ngụ trong khu vực này.
Biển Đông đang trở thành trung tâm của cuộc đấu tranh chính trị và quân sự giữa Bắc Kinh và Washington. Cả hai đã sử dụng đồng minh của họ trong khu vực nhằm nỗ lực để giành quyền kiểm soát các lợi ích có được từ Biển Đông. Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình không đối đầu nhau ở cấp độ quân sự, các quan chức quân đội Trung Quốc đã sử dụng những ngôn tù hùng biện chiến tranh kể từ đầu năm nay.
Chuẩn Đốc đốc La Viện ở Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc từng phát biểu rằng tranh chấp Biển Đông có thể được giải quyết bằng các biện pháp quân sự. Trong tuyên bố của mình, ông này nói rằng giải pháp đó chính là đánh chìm hai tàu sân bay của Hải Quân Hoa Kỳ để tránh sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông.
Trong một bài phát biểu nảy lửa về mối quan hệ Mỹ-Trung, ông La Viện tuyên bố rằng Biển Đông là "vấn đề chiến lược chính" đối với Bắc Kinh và họ không lùi bước. "Điều mà Mỹ lo sợ nhất là hứng chịu thương vong. Chúng ta sẽ thấy nước Mỹ sợ hãi như thế nào. Trung Quốc nên dùng sức mạnh của mình để tấn công vào những điểm yếu của đối phương. Tấn công vào bất cứ nơi đâu mà đối phương sợ bị đánh trúng và bất cứ nơi nào là điểm yếu của đối phương", ông La nói.
La Viện cho rằng việc đánh chìm một siêu tàu sân bay sẽ lấy đi sinh mạng của 5000 lính Mỹ và khi hạ thêm một con tàu khác, con số này tất nhiên sẽ tăng lên gấp đôi.
Washington đã phô trương cơ bắp quân sự của mình ở Biển Đông vào tháng trước khi họ gửi tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Ronald Reagan tới Philippines. Bên cạnh Úc, Philippines là trung tâm của cuộc khủng hoảng Biển Đông trong vài tuần qua.
Niềm tin của Philippines vào Trung Quốc đã giảm mạnh trong một cuộc thăm dò gần đây, phản ánh mối quan hệ căng thẳng giữa hai bên sau sự hiện diện của tàu chiến Bắc Kinh trên các đảo tranh chấp.
Hàng trăm tàu Trung Quốc đã xuất hiện ở gần các đảo đang tranh chấp thuộc Trường Sa vào năm ngoái, trong khi một con tàu của Trung Quốc đã đâm chìm một tàu đánh cá của Philippines vào tháng 6 bằng hành động đâm va hung hăng.
Vào tuần trước, người phát ngôn của Tổng thống Salvador Panelo đã gọi Trung Quốc là một "kẻ cáu kỉnh". Trong khi đó, Australia đã hợp tác với Việt Nam chống lại Trung Quốc sau khi cả hai chính phủ cam kết cùng nhau chống lại chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết: "Chúng tôi quan ngại sâu sắc về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông và đồng ý hợp tác trong việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không".
Загрузка...
Trong khi đó, nhà lãnh đạo Australia Scott Morrison tuyên bố rằng các quốc gia nên được hưởng các tài nguyên trong ranh giới của chính họ và Trung Quốc không được can thiệp. Những bình luận của ông Morrison được đưa ra sau khi một nghị sĩ của ông so sánh sự trỗi dậy của Trung Quốc với sự phát triển của Đức Quốc xã.
Nghị sĩ Andrew Hastie đã phát biểu rằng: "Phương Tây từng tin rằng tự do hóa kinh tế sẽ tất yếu dẫn đến dân chủ hóa ở Trung Quốc. Đây là tuyến phòng thủ Maginot của chúng ta. Nó sẽ giữ cho chúng ta an toàn, giống như người Pháp tin rằng hàng loạt pháo đài bằng thép và bê tông của họ sẽ bảo vệ họ trước bước tiến của quân Đức vào năm 1940. Nhưng suy nghĩ này của họ đã thất bại thảm hại".
"Người Pháp đã không đánh giá đúng sự biến đổi của diễn biến chiến tranh. Giống như người Pháp, Australia đã thất bại trong việc dự đoán xu hướng trở nên độc đoán của người hàng xóm của chúng ta".
Chính phủ Trung Quốc đã bị chỉ trích vì phản ứng của họ đối với các cuộc biểu tình ở Hồng Kông kể từ tháng 6 vừa qua. Các quan chức Bắc Kinh lo ngại rằng Hồng Kông hoàn toàn có thể từ chối Trung Quốc và cố gắng giành độc lập.
Có một nỗi sợ khác tương tự ở Đài Loan, một hòn đảo tự trị tách ra khỏi Trung Quốc đại lục sau Nội chiến Trung Quốc năm 1949. Tăng cường quan hệ Mỹ-Đài Loan có thể kích động một cuộc nổi dậy tương tự ở Đài Bắc, nơi có mối quan hệ mờ nhạt với Bắc Kinh kể từ phong trào 'Hướng dương' năm 2014.
Ông La Viện tuyên bố quân đội Trung Quốc nên chiếm đóng ngay lập tức để đảm bảo 'sự thống nhất hoàn toàn' của Trung Quốc.
Ông nói thêm: "Nếu hạm đội hải quân Hoa Kỳ dám cập cảng ở Đài Loan, đó là lúc Giải phóng quân Nhân dân phải triển khai quân đội của mình để thúc đẩy thống nhất quốc gia với hòn đảo này. Thành tựu của 40 năm cải cách và mở cửa đã cho chúng ta khả năng và sự tự tin để bảo vệ chủ quyền của mình. Những ai đang cố gắng khuấy động rắc rối ở Biển Đông và Đài Loan nên cẩn thận về tương lai của họ."
Theo: Express.co.uk