Dự án dầu khí của ExxonMobil thử nghiệm ảnh hưởng của Trung Quốc

Một dự án dầu khí của Exxon Mobil Corp ngoài khơi Việt Nam đang trở thành một thử nghiệm về sức mạnh ngày càng tăng của Bắc Kinh ở Biển Đông.


Bộ Ngoại giao Việt Nam trong tháng này đã tìm cách phủ nhận thông tin đang tràn lan rằng tập đoàn Exxon sẽ rút khỏi dự án Cá Voi Xanh ở vùng biển cách Đà Nẵng khoảng 80 km, cụ thể là sẽ bán 64% cổ phần trong liên doanh với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Mặc dù dự án này nằm ngoài các yêu sách của Trung Quốc dựa trên đường lưỡi bò nhưng nó sẽ khai thác trên cùng lưu vực mà Bắc Kinh đang tìm cách phát triển. 



Việt Nam ngày càng bị cô lập trong nỗ lực chống lại Trung Quốc - nước sắp ký thỏa thuận với Philippines để thăm dò năng lượng chung ở một khu vực tranh chấp trên biển và vừa mới tổ chức các cuộc đàm phán song phương với Malaysia để giải quyết tranh chấp trên vùng biển này. Dự trữ tài nguyên dầu khí ở Biển Đông được Hoa Kỳ ước tính có trị giá 2,5 nghìn tỷ USD. 

Trung Quốc gần đây đã tăng cường áp lực đối với Việt Nam, liên tục gửi tàu cảnh sát biển và tàu khảo sát đến gần lô dầu khí do công ty dầu khí nhà nước Nga là Rosneft Oil Co điều hành. Năm ngoái, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã yêu cầu Repsol SA của Tây Ban Nha tạm dừng hoạt động trong một dự án ngoài khơi bờ biển phía nam của Việt Nam và phải trả cho công ty này và các đối tác của họ tới 200 triệu đô la. 

Collin Koh Swee Lean, chuyên gia nghiên cứu tại S. Rajaratnam ở Singapore cho biết: “Nếu Exxon rời đi, đó sẽ là một vụ nổ đối với Việt Nam vì điều này xảy ra sau vụ Repsol. Điều này cũng có thể gây ra hiệu ứng gợn sóng trong ngành năng lượng quốc tế. Trung Quốc có thể đã đạt được mục tiêu của mình và có thể gặt hái được những lợi ích dài hạn khi ngăn cản các hãng dầu khí lớn khác liên doanh trong vùng biển đó”. 


Được quảng cáo là nguồn năng lượng có thể cung cấp cho nền kinh tế Việt Nam trong nhiều thập kỷ, dự án Cá voi xanh dự kiến ​​sẽ tạo ra 20 tỷ đô la doanh thu chính phủ vì nguồn khí đốt này có thể cung cấp điện cho một thành phố như Hà Nội trong hơn 20 năm. Điều đó sẽ giúp giảm bớt thâm hụt điện có thể dẫn đến mất điện trên diện rộng trong vòng hai năm nếu các dự án trọng điểm không được giao đúng hạn, như lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói với các quan chức vào tháng Bảy. 

Là công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới về doanh thu, các hoạt động thăm dò của Exxon ngoài khơi Việt Nam đã chịu áp lực trong quá khứ. Vào năm 2008 đã có tin tức nói các quan chức Trung Quốc đã cảnh báo tập đoàn này phải từ bỏ các dự án thăm dò mà họ nói là vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Dự án Cá voi xanh đã được ký kết ba năm sau đó. 

Việt Nam đã chiến đấu chống lại những gì họ cho là sự can thiệp của Trung Quốc vào các dự án dầu khí xa bờ của mình. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm thứ Năm gọi sự lấn chiếm này là vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển. 

Загрузка...


Bà Thu Hằng nói: “Bất kỳ hành động nào cản trở hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam trong vùng biển Việt Nam đều vi phạm luật pháp quốc tế”. Bộ Ngoại giao và PetroVietnam cũng cho biết dự án Exxon đang được “triển khai theo kế hoạch”. 

Exxon có thể có những lý do khác để bán cổ phần của mình trong dự án này. Công ty hiện đang ở giữa kế hoạch thoái vốn 15 tỷ USD trên toàn cầu để có nguồn tiền mặt tài trợ cho một loạt các dự án tăng trưởng cao hơn từ Papua New Guinea đến Texas và Brazil. 

Ông Andrew Harwood, giám đốc nghiên cứu dầu khí thượng nguồn châu Á-Thái Bình Dương tại Wood Mackenzie nói: “Với sự tập trung vào việc thoái vốn khỏi các vị trí không cốt lõi hoặc tài sản bị thách thức, Exxon có thể sẽ không tiến hành dự án này sớm. Về phía người mua tiềm năng, thật khó để biết ai sẽ quan tâm. Không chỉ về mặt công nghệ của dự án, mà còn từ quan điểm chính trị”. 

Trong khi đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết các công ty quốc tế đã chi gần 10 tỷ USD để tìm kiếm dầu thô với rất ít thành công. Ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch PetroVietnam phát biểu với truyền thông địa phương hồi tháng 7 vừa qua rằng: Ngành công nghiệp dầu mỏ trị giá 3 tỷ USD của Việt Nam cũng đang bị ảnh hưởng bởi các loại thuế cao, dự trữ cạn kiệt và tác phong quan liêu. Ví dụ như Luật Tài nguyên Biển bắt buộc mỗi lô thăm dò phải trả từ 10 đến 15 triệu đô la tiền thuế. 



Mỹ đã tìm cách thách thức Bắc Kinh ở Biển Đông bằng các hoạt động tự do hàng hải thường xuyên gần các thực thể địa lý mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Mỹ cũng đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc bắt nạt các công ty năng lượng tại Việt Nam. 

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không bình luận gì về điều này. 

Bill Hayton, thành viên của Chatham House nói về khả năng Bắc Kinh áp lực với Exxon để buộc họ rời khỏi dự án Cá Voi Xanh: “Không có cách nào hợp lý nào để Trung Quốc có thể đưa ra yêu sách chính đáng với nó, do đó, các hành động của Trung Quốc dường như vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Nếu Trung Quốc cố gắng để tạo ra một tiền lệ rằng họ có thể làm những gì tùy thích ở Biển Đông, bất chấp các điều ước quốc tế thì các quy tắc quốc tế sẽ bị ảnh hưởng và thế giới kém an toàn hơn”. 

Theo Bloomberg


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn