Những bài học Indonesia nên học tập Việt Nam ngay

Trong sự kiện ngày không khói xe (Car Free Day) Jakarta tổ chức hôm 28/7, Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia Ignasius Jonan, đã chỉ đạo một chiến dịch gọi là Phong trào Quốc gia 1 triệu mái nhà quang năng để thúc đẩy sự tận dụng năng lượng mặt trời ở nước này.


Chiến dịch này là một nỗ lực để tăng cường lắp đặt năng lượng mặt trời như đã được ghi trong Kế hoạch Năng lượng Quốc gia Indonesia (RUEN), với mục tiêu lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời có tổng công suất 6,5 gigawatt (GW) vào năm 2025 và 45 GW vào năm 2050. 



Tuy nhiên việc lắp đặt năng lượng mặt trời ở đất nước nhiều đảo này có vẻ đình trệ trong những năm qua khi đến nay mới chỉ có 0,1 GW năng lượng mặt trời được lắp đặt. Điều này nghĩa là Indonesia cần một nỗ lực tột cùng để bổ sung thêm 6,4 GW trong 6 năm còn lại nếu muốn đạt mục tiêu đã vạch ra trong kế hoạch quốc gia. Mục tiêu khó khăn này đang đặt ra những hoài nghi rằng liệu Indonesia có thể vượt qua được không. 

Việc xây dựng năng lượng mặt trời ở Indonesia cũng đang tụt hậu khi so sánh với các nước láng giềng. Dựa trên dữ liệu từ Trung tâm Năng lượng ASEAN (ACE) tháng 6/2019, lắp đặt năng lượng mặt trời trên khắp khu vực ASEAN đã đạt được công suất khoảng 9,1 GW - một mức tăng đáng kể khi mà năm 2010 mới chỉ có 0,03 GW. 

Sự tăng vọt này được đóng góp bởi sự bùng nổ ở Thái Lan (3GW), Malaysia (0,7 GW), Philippines (0,8 GW) và gần đây là Việt Nam (4,5 GW) nhờ vào những chương trình khuyến khích của chính phủ dành cho năng lượng tái tạo. 

Sự gia tăng lắp đặt năng lượng mặt trời trong 5 quốc gia này có được là nhờ vào những chương trình khuyến khích tốt cho năng lượng tái tạo, chủ yếu từ hệ thống Feed in Tariff (viết tắt là FiT, tạm hiểu là trợ giá). 


Năng lượng mặt trời đang trở nên bùng nổ ở Việt Nam với công suất 4,5 GW vào tháng 6/2019 - chỉ 2 năm sau khi FiT được ra mắt. Việc này làm cho Việt Nam trở thành người lắp đặt pin năng lượng mặt trời lớn nhất trong khối ASEAN và đẩy người tiên phong truyền thống là Thái Lan xuống thứ 2. 


Indonesia có thể mở cuốn sách của Việt Nam sau thành công của họ trong việc phát triển năng lượng mặt trời. Việt Nam và Indonesia đều giàu dự trữ than đá và vẫn chủ yếu sử dụng than đá trong các tổ hợp phát điện. Cả hai nước cũng vẫn đang là những nước đang phát triển và có nhu cầu năng lượng cao để đáp ứng tăng trưởng kinh tế. 

Thêm nữa, Indonesia và Việt Nam đều có cấu trúc thị trường điện tương tự nhau với mô hình một người mua duy nhất do nhà nước sở hữu - ở Indonesia là Công ty Điện lực Nhà nước (PLN) còn ở Việt Nam là Điện lực Việt Nam (EVN). Tất nhiên khi nêu ra các tương đồng này cũng không có nghĩa là Indonesia có thể tái tạo thành công của Việt Nam trong việc tạo ra hơn 4 GW điện năng trong 2 năm. 

Sử dụng thành công của Việt Nam như một tham khảo, có 4 điểm chính mà Indonesia có thể học hỏi. 

Загрузка...


Trước hết là thiết lập sự khuyến khích về giá cho năng lượng mặt trời. Năm 2017, Việt Nam đã bắt đầu chương trình hỗ trợ cho quang năng với mức giá 0,0935 USD/kWh trong giai đoạn đầu cho những nhà máy nào đi vào hoạt động trước tháng 6/2019. Mức giá này được thiết lập cao hơn giá bán lẻ điện trung bình (0,0803 USD/kWh) cho nên nó khuyến khích các nhà phát triển năng lượng tái tạo và thu hút đầu tư. Tuy nhiên nó cũng không quá cao để tạo gánh nặng cho EVN. 

Ở Indonesia, giá bán lẻ năng lượng tái tạo, gồm cả năng lượng mặt trời được chào bán ở mức giá bán lẻ điện cao nhất của địa phương - khoảng 0,07 USD/kWh cho những khu vực có nhu cầu điện cao như Java. Điều này không cung cấp sự khuyến khích cho phát điện mặt trời khi giá điện địa phương cũng chỉ tương tự như chi phí sản xuất điện từ than đá hoặc các nhiên liệu hóa thạch khác. 

Khi giá điện tái tạo chỉ tương đương giá điện dùng nhiên liệu hóa thạch, nó không hấp dẫn các nhà phát triển năng lượng tái tạo. Học hỏi từ những người tiên phong khác trong ASEAN đã thành công trong việc xây dựng năng lượng tái tạo, chính phủ cần đầu tư vào sự khuyến khích trước để thu thành quả. Sau đó, chính phủ có thể giúp đỡ thêm để giảm giá năng lượng tái tạo khi thị trường đã trưởng thành. Điều chỉnh chính sách trợ giá hoặc một sự khuyến khích về giá sẽ chấn hưng sự đình trệ trong thị trường điện mặt trời hiện nay. 

Bên cạnh trợ giá, hỗ trợ từ lĩnh vực tài chính cũng là quan trọng. Ở Việt Nam, các ngân hàng và ngành tài chính có nhận thức tốt về các dự án điện mặt trời nên họ cung cấp các khoản vay cho những nhà phát triển điện mặt trời khi họ thấy các dự án đó có thể thế chấp. 



Nhiều nhà cho vay đối với các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam đến từ các ngân hàng nội địa. Tuy nhiên ở Indonesia, nhận thức của ngành tài chính về năng lượng tái tạo vẫn còn nhiều điều phải cải thiện. Cung cấp bảo đảm với ngân hàng là một cách chính phủ có thể làm để hỗ trợ các dự án như vậy. 

Hoàn thiện công nghiệp địa phương 


Một ngành công nghiệp địa phương hoàn thiện để hỗ trợ nhu cầu điện mặt trời là cần thiết. Việt Nam có một ngành công nghiệp sản xuất điện mặt trời để cung cấp cho nhu cầu cao khi FiT được ra mắt. Ở châu Á, Việt Nam là nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời lớn thứ ba với năng lực sản xuất 5,2 GW mỗi năm hồi 2016, chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc. 

Trước khi có FiT, việc sản xuất các module điện mặt trời chủ yếu dùng cho xuất khẩu nhưng khả năng sản xuất của Việt Nam đã được chuẩn bị thị trường nội địa để triển khai FiT. Bằng cách này, thật hợp lý cho các nhà phát triển khi sử dụng các module điện mặt trời nội địa thay vì nhập khẩu vì như vậy lợi nhuận kinh tế sẽ cao hơn. 

Ở Indonesia, sản xuất pin năng lượng mặt trời chỉ đạt công suất 416 megawatt một năm hồi 2017 theo Hiệp hội Sản xuất Pin năng lượng mặt trời Indonesia. Như vậy giá mỗi module năng lượng mặt trời nội địa sẽ đắt hơn nhiều so với nhập khẩu. Trong khi đó, Indonesia có quy định rằng các dự án năng lượng tái tạo phải sử dụng tối thiểu 40% các sản phẩm địa phương. 


Điều này chắc chắn tạo ra gánh nặng cho các nhà phát triển năng lượng tái tạo khi giá của sản phẩm địa phương vẫn còn cao và nó không khuyến khích họ đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo. Học hỏi từ điều này, chính phủ cần không chỉ khuyến khích giá mua điện mặt trời mà còn cần hỗ trợ khả năng của các nhà sản xuất điện mặt trời nội địa. 

Thứ ba là EVN của Việt Nam mở cửa chào đón điện mặt trời và năng lượng tái tạo trong hệ thống của họ, và họ đã đang cải thiện khả năng của mình để thích nghi với các công nghệ này. Đầu tư vào việc gia tăng sự linh hoạt mạng lưới và các năng lực cần để bảo đảm rằng sự gián đoạn của năng lượng mặt trời sẽ được xử lý tốt. EVN cũng xem sự gián đoạn này như một thách thức cần giải quyết hơn là một mối đe dọa khi nó thúc đẩy họ cải thiện khả năng mạng lưới của mình. 

EVN cũng hiểu rằng nhiều năng lượng tái tạo hơn thì đương nhiên sẽ giảm các tác động của sự gián đoạn khi các dự án có thể bù đắp cho nhau trong một hệ thống rộng lớn. 

Điện gió và điện mặt trời bị gián đoạn là điều tự nhiên. Tuy vậy, các nước khác giải quyết việc này bằng cách chuẩn bị kế hoạch hoàn bị và dự báo trước năng lượng tái tạo. Kết quả là sự thâm nhập của năng lượng tái tạo sẽ tăng cường sự đáng tin cậy của hệ thống điện thay vì phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch. Năng lượng tái tạo cũng sẽ giúp PLN nâng cấp hệ thống giám sát và lập kế hoạch của mình. 

Cuối cùng, đơn giản hóa quy trình cấp phép và hỗ trợ từ chính quyền địa phương cho các dự án điện mặt trời cũng là điều sống còn để bảo đảm cho sự triển khai nhanh chóng. Ở Việt Nam, nhiều nhà chức trách địa phương trong các vùng có tiềm năng điện mặt trời cao đã xây dựng bản đồ quy hoạch điện mặt trời khu vực trong đó có những nơi có thể cho phép xây dựng điện mặt trời để các nhà phát triển nộp đơn đề xuất dự án. 



Các nhà phát triển không còn phải chịu quy trình dài dòng xin cấp phép và ở một số khu vực, nhà chức trách địa phương thậm chí cung cấp các khuyến khích riêng ngoài các khuyến khích của quốc gia - chẳng hạn ưu đãi về cho thuê đất. Việc này rút ngắn thời gian thủ tục và tăng thời gian dành cho việc xây dựng. 

Indonesia có thể hỗ trợ những nhà đầu tư điện mặt trời bằng cách thay đổi hình thức BOOT (xây dựng - sở hữu - vận hành - chuyển giao) sang một hình thức thân thiện hơn như BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành). Sự tham gia của các chính quyền địa phương cần được cải thiện để tạo ra các chính sách thông thoáng phù hợp với mục tiêu và quy hoạch quốc gia. 

Bằng cách áp dụng 4 điểm này từ Việt Nam, Indonesia chắc chắn sẽ dễ dàng hơn trong việc đạt mục tiêu đề ra trong 6 năm. Việt Nam đã cung cấp một bài học rất giá trị và Indonesia nên học hỏi ngay bây giờ để mục tiêu xây dựng 6,5 GW điện mặt trời trong 6 năm từ chỗ bất khả thi sang khả thi. 

Nguồn: https://theaseanpost.com/article/indonesian-solar-lessons-vietnam

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn