Công ty Ấn Độ xin gia hạn thăm dò dầu khí ở Việt Nam

Công ty ONGC Videsh Ltd (OVL) - chi nhánh nước ngoài của Tập đoàn Dầu mỏ và Khí thiên nhiên (ONGC) của Ấn Độ, đã xin gia hạn thăm dò thêm 2 năm nữa ở một lô dầu khí Việt Nam trong vùng biển đang bị tranh chấp ở Biển Đông.


Các quan chức nói hồi tháng 5 OVL đã nộp đơn xin gia hạn lần thứ 6 để thăm dò ở Lô 128 khi giấy phép cũ hết hạn vào ngày 15/6/2019. Các quan chức cũng nói đề nghị gia hạn của OVL chắc chắn sẽ được chấp nhận. Một quan chức nói: “Chúng tôi có cam kết thăm dò một giếng trong lô này và để thực hiện điều này thì chúng tôi đã xin gia hạn”. 



Một quan chức khác nói công ty này đã khoan một giếng 2 năm trong lô dầu khí 128 nhưng chưa đạt được độ sâu mục tiêu và vì thế hiện giờ họ phải khoan lại giếng đó. Vị quan chức nói: “Nếu chúng tôi không khoan, chúng tôi có thể bị phạt”.

Trong khi Ấn Độ muốn duy trì lợi ích chiến lược ở Biển Đông, Việt Nam muốn một sự chắc chắn của Ấn Độ trong việc chống lại sự can thiệp của Trung Quốc trong vùng biển bị tranh chấp này. 

OVL đã ký hợp đồng phân chia sản xuất (PSC) trên 7058 km2 ở lô 128 ngoài khơi bồn trũng Phú Khánh của Việt Nam từ 24/5/2006. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã cấp giấy phép đầu tư cho lô này vào ngày 16/6/2006 - là ngày PSC có hiệu lực. 


Công ty OVL chưa phát hiện được hydrocarbon trong lô này nhưng họ tiếp tục đầu tư để duy trì lợi ích chiến lược của Ấn Độ. 

OVL đầu tiên được gia hạn thăm dò 2 năm cho đến tháng 6/2014 và sau đó gia hạn một năm nữa. Lần gia hạn thứ ba là ngày 28/5/2015 và lần 4 trong năm 2016. Đến năm 2016 họ xin gia hạn lần thứ 5 với thời hạn 2 năm. 

Đến nay công ty này đã đầu tư 50,88 triệu USD vào Lô 128. Lô này nằm trong một vùng mà Trung Quốc cũng yêu sách chủ quyền. Năm 2011, Bắc Kinh đã cảnh báo công ty OVL rằng hoạt động thăm dò của họ ngoài khơi bờ biển Việt Nam là bất hợp pháp và vi phạm chủ quyền Trung Quốc. Tuy nhiên công ty này tiếp tục thăm dò dầu khí. 

Công ty OVL lần đầu tiên vào Việt Nam từ năm 1988 khi họ xin được giấy phép thăm dò ở Lô 6.1. 

Một quan chức Ấn Độ cho biết “Các tàu của họ (tức Trung Quốc) đã đến cách giàn khoan trên lô này chỉ 5 hải lý ngày 13/8. Vài ngày sau họ rút đi”. Vị quan chức cũng cho biết thêm là hoạt động trên lô này không bị ảnh hưởng. Ông cũng nói rằng đây là lần thứ 3 tàu Trung Quốc xâm nhập vào lô dầu khí này - nơi mà công ty Rosneft của Nga đang vận hành. 



OVL sở hữu 45% cổ phần ở Lô 6.1 và phần sản xuất của họ là 2,033 tỷ M3 khí và 0,036 triệu tấn khí hóa lỏng. Năm 2006, OVL được thăm dò trên 2 lô là Lô 127 và Lô 128. Tuy nhiên Lô 127 đã bị bỏ vì không có triển vọng, chỉ còn Lô 128 tiếp tục. 

Dịch từ Hindustantimes 

Post a Comment

Tin liên quan

    -->