Thương mại của Việt Nam với Trung Quốc đối mặt rủi ro

Sự sụt giảm nghiêm trọng trong xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam sang Trung Quốc cộng với những thay đổi quy định khó hiểu gần đây có thể là tín hiệu cho một mối đe dọa lớn đối với thương mại thực phẩm tươi giữa hai nước.


Theo dữ liệu từ Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu rau củ quả Việt Nam vào thị trường Trung Quốc đã giảm 44% so với cùng kỳ, chỉ đạt 144,2 triệu USD vào tháng 7/2019. Bên cạnh đó, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong nửa đầu năm 2019 cũng giảm 8,1% xuống còn 1,6 tỷ USD. 




Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau củ quả hàng đầu, chiếm khoảng 70% lượng hàng xuất khẩu của mặt hàng này - theo dữ liệu của GlobeMarketNews. 

Sự suy giảm này có phần do căng thẳng thương mại Mỹ Trung làm ảnh hưởng đến tài chính và thương mại cũng như sự siết chặt các quy định về nhập khẩu trái cây của Trung Quốc, bao gồm yêu cầu chứng chỉ kiểm dịch thực vật cùng với chứng minh nguồn gốc và các yêu cầu khác. 

Ngoài ra, trái cây Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc cũng đang bị sụt giảm. Một trong những lý do chính là sự gia tăng mơ hồ xung quanh các tài liệu yêu cầu về sản xuất để vào thị trường Việt Nam. 

Theo báo VnExpress, đầu năm nay các container chứa trái cây đã ùn tắc tại cửa khẩu biên giới Việt - Trung nhiều ngày vì các vấn đề nảy sinh từ việc sử dụng chứng chỉ xuất xứ nguồn gốc mới (COs) mà gần đây Trung Quốc ban hành như một phần của sự cập nhật Thỏa thuận Tự do Thương mại ASEAN- Trung Quốc (ACFTA). 



Phó Chi cục trưởng chi cục Hải quan Lạng Sơn Vy Cong Tuong nói: “Chứng chỉ nguồn gốc mới này phải đến 12/9 mới có hiệu lực cho nên hải quan Việt Nam không thể chấp nhận chúng vào lúc này. Vì chứng chỉ mới có các ưu đãi thuế cho doanh nghiệp, chúng tôi đã khuyên các nhà nhập khẩu nộp các khoản thuế hiện tại và quay lại vào 12/9 với chứng chỉ mới rồi nhận lại khoản hoàn thuế của họ. Tuy nhiên một số doanh nghiệp nói rằng đây là một gánh nặng cho họ”. 

Dữ liệu Hải quan Việt Nam cũng cho thấy Trung Quốc là nhà xuất khẩu lớn nhất vào Việt Nam trong nửa đầu năm nay với giá trị đạt 35,7 tỷ USD và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam trong cùng kỳ với giá trị đạt 16,6 tỷ USD. 

Các thay đổi quy định

Hải quan Việt Nam cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục thay đổi các quy định của họ về nhãn mác hàng hóa đối với cả chiều xuất khẩu và nhập khẩu của các mặt hàng thực phẩm đóng gói sẵn từ ngày 1/10/2019. 

Thông báo chính thức của Hải quan Việt Nam nói: “Các nhà nhập khẩu phải bảo đảm nhãn mác bằng tiếng Trung Quốc trên các bao bì đóng gói thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc tương thích với luật và các quy định của Trung Quốc cũng như yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia. Nếu như thẩm tra cho thấy không đạt tiêu chuẩn thì hàng hóa sẽ không được nhập khẩu”. 




Thêm vào đó, các mẫu ngẫu nhiên sẽ được lựa chọn để kiểm tra trước khi việc nhập khẩu được phê chuẩn. Nhà nhập khẩu sẽ cần cung cấp “tài liệu để chứng minh hàng hóa đáp ứng điều kiện nhập khẩu, tài liệu nguồn gốc xuất xứ và phiên dịch nhãn mác, các mẫu nhãn mác tiếng Trung và các tài liệu khác cho quan chức hải quan”. 

Điều gì tiếp theo?

Với những xem xét này, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Việt Nam tìm kiếm những đồng cỏ khác “xanh hơn” để hy vọng bù vào sự suy giảm ở Trung Quốc. 

Một địch thủ hàng đầu trong lĩnh vực này có thể là Australia - nước gần đây đã phê chuẩn và công bố các điều kiện nhập khẩu quả nhãn từ Việt Nam khiến quả nhãn trở thành loại trái cây thứ 4 vượt qua được những điều kiện an toàn sinh học nghiêm ngặt của Australia. 

Trước đó Australia đã phê chuẩn các loại quả của Việt Nam gồm vải, xoài và thanh long. Cũng trong thời gian trước đây, chỉ có nhãn Trung Quốc và nhãn Thái Lan được phê chuẩn nhập khẩu vào Australia. 


Загрузка...


Tuyên bố chính thức của Bộ Nông nghiệp Australia nói: “Chúng tôi đã đề xuất rằng nhãn nhập khẩu từ Việt Nam được cấp phép miễn là chúng đáp ứng được các điều kiện an toàn sinh học”. 

Tuyên bố cũng nói thêm: “Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được cấp trong từng lô hàng sau khi hoàn thành quá trình xem xét trước xuất khẩu để xác nhận rằng các biên pháp quản lý rủi ro được yêu cầu đã được thực hiện và lô hàng đó đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu của Australia”. 

Các yêu cầu cho việc cấp phép chứng chỉ kiểm dịch gồm mô tả hàng hóa (truy xuất nguồn gốc), các chi tiết về các biện pháp tiệt trùng và bất kỳ thông tin nào khác được yêu cầu. 

Việt Nam cũng là thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ 7 của Australia trong năm 2017- 2018 với giá trị khoảng 1,3 tỷ USD. Tổng thương mại giữa hai nước trong cùng giai đoạn là 6,7 tỷ USD. 

Theo Foodnavigator-asia

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn