Sohu: Ba lý do khiến Nhật không phải nể Trung Quốc

Tờ Sohu hôm 3/10 có bài báo với tiêu đề “ Trung Quốc hiện nay hùng mạnh như vậy, vì sao Nhật Bản vẫn không sợ, có ba nhân tố”.


Bài báo viết: Trước chiến tranh thến giới thứ 2, thực lực quân sự Nhật Bản cực kỳ hùng mạnh, cho nên trong thế chiến 2, Nhật Bản luôn xâm lược các nước khác. Tuy nhiên sau khi Nhật Bản bại trận thì thực lực quân sự đã suy giảm rất nhiều. Ngược lại thì Trung Quốc khi trước có thực lực quân sự khá yếu nhưng hiện nay lại thành một cường quốc quân sự thế giới. 



Thực lực quân sự Trung Quốc hiện nay đã được nâng cao rất nhiều với tàu sân bay tiên tiến, máy bay chiến đấu tàng hình, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Hơn nữa Trung Quốc còn có chiều hướng sẽ vượt qua Nga. Mặc dù vậy, điều khiến người ngoài nghi hoặc là, cho dù Trung Quốc hùng mạnh lên, Nhật Bản cũng không có chút gì sợ hãi, khi đối diện Trung Quốc họ vẫn mười phần ngang ngược. Điều này rút cục là vì sao? Chuyên gia quân sự cho rằng việc này có thể là bởi vì 3 nguyên nhân dưới đây: 

Thứ nhất là Nhật Bản có Mỹ ủng hộ. Tuy trong chiến tranh thế giới thứ 2, nước Mỹ đã gây cho Nhật Bản tổn thất rất lớn nhưng sau khi chiến bại, Nhật Bản không tỏ sắc mặt gì với Mỹ mà còn lấy lòng Mỹ. Dưới sự giúp đỡ của Mỹ, Nhật Bản nhanh chóng phát triển. Có Mỹ chống lưng, các nước khác cũng không dám manh động đắc tội với Nhật Bản. Điều này dẫn tới Nhật Bản luôn vô cùng ngang ngược. 


Thứ hai là lực lượng quân sự của Nhật Bản cũng không kém. Tuy Trung Quốc hiện nay có lực lượng quân sự mạnh hơn Nhật Bản rất nhiều nhưng Nhật Bản vẫn là một nước tích cực phát triển quân sự, không chỉ trang bị các máy bay tàng hình F-35 tiên tiến mà còn công khai tiến hành chế tạo tàu sân bay, thậm chí còn lén lút chế tạo vũ khí hạt nhân (điều này chỉ là tin đồn chưa có kiểm chứng - chú thích của Mõ Quốc Tế). Có thể nhìn ra là thực lực quân sự Nhật Bản tuyệt đối không đơn giản như những gì chúng ta thấy trên bề mặt. 

Thứ ba là Nhật Bản biết Trung Quốc là một nước yêu chuộng hòa bình. Rất nhiều lần Trung Quốc đã muốn thông qua đàm phán để giải quyết vấn đề, cho nên Nhật Bản thấy chỉ cần không gây các hành động quá đáng thì Trung Quốc nhất định sẽ không động thủ. Đây cũng là nguyên nhân chính để Nhật Bản luôn ngang tàng trước Trung Quốc. 


Điều đáng chú ý là điều này không có nghĩa là khi đối diện Nhật Bản, Trung Quốc nhất định sẽ luôn nhân nhượng. Xét đến cùng thì có thể có những việc Nhật Bản xem là việc không quá đáng nhưng trong mắt Trung Quốc lại cực kỳ nghiêm trọng. Trong trường hợp đó, Trung Quốc nhất định sẽ cho Nhật Bản một bài học sâu sắc, khiến Nhật Bản thực sự hiểu rằng Trung Quốc cũng không phải đối tượng dễ gây sự. 

Theo Sohu

Bình luận: Trong hàng trăm năm kể từ thời nhà Thanh, Trung Quốc đã luôn khổ sở vì những nhóm cướp biển đến từ Nhật Bản mà họ gọi là Oa khấu. Khi nhà Thanh suy tàn thì lại đúng lúc Nhật Bản thịnh vượng lên sau cải cách Minh Trị. Là một nước nghèo tài nguyên, kể từ khi mạnh lên, người Nhật đã luôn nhòm ngó vào lục địa Trung Quốc. Trong thập niên 1930, người Nhật đã khiến Trung Quốc chịu nhục về mọi phương diện, từ quân sự cho đến văn hóa. Đến cả thứ Trung Quốc tự hào nhất là võ thuật cũng bị các võ sĩ Nhật Bản vùi dập. Do nỗi nhục đó, ngày nay phim ảnh võ thuật Trung Quốc làm về thời dân quốc, 10 bộ thì đến 9 bộ là lấy đối tượng đấu tranh là người Nhật. 


Ngày nay kinh tế và quân sự Trung Quốc đã vượt qua Nhật nhưng ưu thế không thật sự là áp đảo. Quy mô kinh tế tính theo GDP năm 2018, Trung Quốc gấp 2,6 lần Nhật Bản. Chi tiêu quân sự Trung Quốc năm 2018 gấp 3,5 lần Nhật Bản. Tuy nhiên Nhật Bản có kinh nghiệm vượt trội về chiến tranh trên không và trên biển so với Trung Quốc. Hải quân và Không quân của Nhật Bản đã có bề dày kinh nghiệm tổ chức những chiến dịch quy mô hàng chục vạn quân trên khắp Thái Bình Dương. Trong khi đó Hải và Không quân Trung Quốc thành lập sau năm 1949 và kinh nghiệm thực chiến trên các đại dương với những đối thủ lớn gần như bằng không. 



Trung Quốc đến gần đây mới có tàu sân bay trong khi tác chiến bằng tàu sân bay lại là phát minh của người Nhật với chiến tích vang dội làm thay đổi tư duy hải chiến của giới quân sự thế giới là trận Trân Châu Cảng từ thập niên 1940. Bởi vậy nếu đánh nhau trên biển Nhật Bản hoặc các vùng biển xa, ưu thế kinh nghiệm sẽ giúp Nhật Bản có lợi thế lớn trước Trung Quốc. 

Tags: kham-pha

Post a Comment

Tin liên quan

    -->