Trong 5 ngày Việt Nam được 2 nước lớn tuyên bố ủng hộ

Trong khi tình hình đối đầu ở vùng biển và thềm lục địa phía đông nam Việt Nam vẫn đang diễn biến phức tạp thì gần đây cả Mỹ và Nhật Bản đều đã có những động thái để tỏ ý ủng hộ cho Việt Nam.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh làm việc với phía Mỹ. 

Theo tờ Khoái Báo của Trung Quốc: Ngày 25/9, Nhật bản triệu tập đại biểu cùng chuyên gia học giả 14 nước sản xuất khí thiên nhiên và 12 nước tiêu thụ khí thiên nhiên ở Tokyo ở tổ chức hội nghị chuyên đề. Trong hội nghị này, phía Nhật Bản cho biết họ sẽ tăng cường đầu tư vào sản xuất khí thiên nhiên ở Việt Nam, giúp Việt Nam mở rộng quy mô khai thác khí thiên nhiên, giải quyết vấn đề năng lượng trong quá trình phát triển nhanh chóng của Việt Nam. Phía Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cũng đáp lại rằng sẵn sàng tạo các điều kiện thuận lợi cho Nhật Bản đầu tư. 



Sau khi Trần Tuấn Anh kết thúc hội nghị ở Nhật Bản, từ ngày 30/9 đến 2/10 đã đi thăm Mỹ. Hai nước Mỹ Việt trong buổi chiều 30/9 đã ký một bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về năng lượng để mở rộng hợp tác khai thác về khí thiên nhiên. Có thể dự kiến là trong thời kỳ tiếp theo, trong khuôn khổ hợp tác Mỹ Việt, Nhật Việt, việc khai thác khí thiên nhiên trên biển sẽ được mở rộng đáng kể. 

Trong hội nghị chuyên đề về lĩnh vực khí thiên nhiên, Bộ trưởng Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh cho biết nền kinh tế Việt Nam đang duy trì phát triển cao, cần bảo đảm nguồn cung ứng điện lực dồi dào. Trong quá trình Việt Nam bảo đảm cung ứng năng lượng, cực kỳ coi trọng sử dụng năng lượng xanh và năng lượng tái tạo, tuy nhiên trước mắt nguồn năng lượng thủy điện của Việt Nam đã gần như khai thác hết tiềm năng, sau đây phải đặt trọng điểm phát triển vào ứng dụng khí thiên nhiên hóa lỏng. 


Theo dự báo của ngành năng lượng Việt Nam, do hiện nay kinh tế Việt Nam phát triển đã đến giai đoạn tốc độ nhanh cho nên nhu cầu năng lượng sẽ tiếp tục tăng cao. Tuy hiện nay khí thiên nhiên của Việt Nam có thể tự cung tự cấp và còn có kết dư để xuất khẩu, nhưng đến năm 2022, sự cân bằng cung cầu này sẽ bị phá vỡ, cần phải bắt đầu nhập khẩu khí thiên nhiên từ Trung Đông. Đến 2025 lượng nhập khẩu khí hóa lỏng sẽ tăng lên 5 triệu tấn, đến 2030 là 10 triệu tấn và 2035 là 15 triệu tấn. 

Trong quá trình hội đàm với Bộ trưởng Kinh tế Công nghiệp Nhật Bản và Tổng thư ký đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh của Việt Nam cũng nhiều lần đề cập tới vấn đề tận dụng khai thác khí thiên nhiên hóa lỏng. 

Phía Nhật Bản nói sẵn sàng giúp Việt Nam phát triển các dự án phát điện từ khí thiên nhiên, xây dựng các hệ thống lưu trữ LNG, giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực cần thiết cho sự phát triển của ngành LNG. Ngoài ra phía Nhật cũng sẵn sàng giúp Việt Nam tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khí thiên nhiên, nâng cao tỉ lệ tự cung cấp năng lượng của Việt Nam. 


Về phía Mỹ, Trợ lý Ngoại trưởng về chính sách năng lượng Francis R. Fannon cũng nói chính phủ Mỹ kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân Mỹ tăng cường đầu tư vào Việt Nam, giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển năng lượng bền vững. Động thái này có ý cổ vũ Việt Nam gia tăng khai thác năng lượng rất rõ ràng. 

Hội nghị nhà sản xuất và tiêu thụ khí thiên nhiên hóa lỏng tổ chức ở Nhật Bản cuối tháng 9/2019.

Mọi người đều biết khí thiên nhiên của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào việc khai thác dầu khí trên biển, các phát biểu của quan chức cấp cao Nhật Bản và Mỹ rõ ràng đều cổ vũ Việt Nam tăng cường khai thác năng lượng trên biển. Trình độ kỹ thuật khoan giếng sâu trên biển của Việt Nam có hạn, trước đây việc khai thác các mỏ dầu khí trên biển đều phải trông chờ vào các công ty dầu khí lớn của Âu, Mỹ. 



Do nguồn tài nguyên dầu khí gần bờ của Việt Nam đã khai thác gần cạn, nếu tiến thêm một bước mở rộng quy mô thì cần phải tiến ra biển sâu. Điều này sẽ khiến các công ty dầu khí Âu Mỹ không thể tránh được việc liên can vào tranh chấp biển của Việt Nam với các nước láng giềng. Nhưng những công ty tư nhân này thường lưu ý đến lợi ích kinh tế của họ rất cẩn thận. Do vậy Việt Nam tay giữ ‘mỏ vàng’ năng lượng nhưng chỉ có thể “ăn xin”. 

Lần này Nhật Bản và Mỹ đề nghị giúp đỡ khai thác khiến người Việt Nam có hy vọng mới, e rằng sau đây Việt Nam sẽ có những động thái mới trong việc khai thác năng lượng. Việt Nam có ý muốn khai thác năng lượng trên biển, Nhật Bản và Mỹ có động cơ gây sự, hai bên có thể nói là một lời liền hợp. 


Tuy nhiên thực lực của Việt Nam và Nhật Bản có hạn, “ông chủ lớn” Mỹ cuối cùng cũng chỉ là nói vài câu ủng hộ đầu môi chót lưỡi, khả năng hỗ trợ thực tế rất hạn chế. Ý nghĩ của 3 nước này rất nhiều nhưng Việt Nam không có bao nhiêu vốn liếng, sức mua của người Nhật đang suy giảm rõ rệt, người Mỹ không sẵn sàng chịu chi mà chỉ muốn thu vào. Do vậy sự kết hợp của 3 nước này rất khó có thể gây ra sóng gió lớn trong vấn đề khai thác năng lượng. 

Nguồn: Kuaibao.qq

Bình luận: Phần kết luận của bài viết này tuy có hơi “nghịch nhĩ” với độc giả người Việt nhưng chưa hẳn là hoàn toàn vô lý. Dẫu sao từ khi giao kèo miệng đến khi bắt tay vào thực hiện cũng còn là những khoảng thời gian rất dài và phải chịu rất nhiều những tác động.

Post a Comment

Tin liên quan

    -->