Nga bóng gió ủng hộ TQ trong vấn đề Hong Kong

Một đài truyền hình do chính phủ Nga tài trợ đã nhắc lại tuyên bố của truyền thông nhà nước Trung Quốc về sự can thiệp của nước ngoài trong các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hong Kong khi họ phát sóng một bộ phim tài liệu bằng tiếng Anh để cáo buộc các quan chức Mỹ thông đồng với những người biểu tình ở thành phố này.


Việc kênh Russia Today (RT) phát hành bộ phim tài liệu mang tên Hong Kong Unmasked (tạm dịch là Chân tướng Hong Kong), diễn ra khi Bắc Kinh và Moscow đã nâng cấp quan hệ lên “đối tác chiến lược”. 

Tác phẩm này tập trung vào những cuộc biểu tình đã làm rung chuyển thành phố này kể từ tháng 6 và trích dẫn tuyên bố của Bắc Kinh về sự can thiệp vào cuộc bầu cử hội đồng quận ở Hong Kong hồi tháng 11, trong đó các ứng cử viên ủng hộ dân chủ đã chiến thắng gần như tất cả các ghế. 



Phóng viên RT Michele Greenstein nói trong phim tài liệu: “Mặc dù có vẻ là tỉnh táo khi xem những cuộc biểu tình này là một phong trào không có người lãnh đạo nhưng các cá nhân, các đảng và các tổ chức chính trị đang cung cấp cho phong trào những chỉ đạo của họ và các quan chức Mỹ đang công khai cấu kết với sự phản đối này”. 

Trung Quốc đã thường xuyên phản đối về cái mà họ gọi là sự đưa tin thiên lệch của truyền thông quốc tế đối với biểu tình ở Hong Kong. 

Hồi tháng 8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gửi một tài liệu 42 trang cho các cơ quan truyền thông nước ngoài gồm Reuters, Bloomberg và Tạp chí phố Wall để cung cấp cho họ những câu chuyện của phía Bắc Kinh. 

Artyom Lukin - một nhà nghiên cứu ở trường Nghiên cứu Quốc tế và Khu vực tại Đại học Liên bang Viễn Đông ở Vladivostok nói rằng quan hệ đối tác giữa Trung Quốc và Nga đã đi xa hơn quan hệ ngoại giao - nó còn liên quan đến các hình ảnh truyền thông và quốc tế. 


Lukin nói: “Moscow đang chứng tỏ rằng họ đã đứng cạnh Bắc Kinh trên vũ đài quốc tế, trong cuộc chiến truyền thông với sự cạnh tranh của những tường thuật về điều đang diễn ra ở Hong Kong. Phương Tây có những câu chuyện của họ nhưng Nga và Trung Quốc đang cung cấp những câu chuyện của mình”. 

“Gần đây, họ có kẻ thù chung là Mỹ và một trong những mặt trận mà họ cạnh tranh hoặc kình địch với Mỹ là mặt trận truyền thông rộng lớn”. 

Trung Quốc và Nga cũng đã và đang trở thành cùng hội cùng thuyền trên mạng. 

Hồi tháng 10, hai nước này đã ký một thỏa thuận hợp tác nhằm đấu tranh với các nội dung bất hợp pháp trên internet. Cũng đã có ít nhất 2 diễn đàn truyền thông Nga - Trung kể từ tháng 9 có sự tham gia của các cơ quan truyền thông và đại diện chính phủ. 


Hồi tháng 11, Nga cũng ban hành một đạo luật “chủ quyền internet”, đạo luật mà các nhà quan sát nói rằng tương tự như sự kiểm soát của Trung Quốc trên không gian mạng khi nó mở rộng quyền cho các quan chức để hạn chế truy cập vào các trang web của Nga. 

Claire S.Lee, một trợ lý giáo sư tại Đại học Inha của Hàn Quốc và là tác giả cuốn sách Soft Power Made in China ( Quyền lực mềm của Made in China), nói rằng hợp tác truyền thông với các đối tác nước ngoài là quan trọng cho Trung Quốc vì họ “khao khát trở thành một cường quốc toàn cầu”. 

Lee nói: “Có các cơ quan truyền thông nước ngoài ủng hộ mình là một điều quan trọng cho Trung Quốc. Nếu có nhiều hơn vài nước ít ỏi có các ý kiến mà Trung Quốc xem là tốt về các vấn đề tranh cãi, đó có thể là có ích cho Trung Quốc”. 

Nhưng tác động của nước ngoài có thể không mạnh mẽ như vậy nếu các tin tức đó chỉ đến từ một nhúm các đồng minh của Trung Quốc. 


Yik Chan Chin, một giáo sư truyền thông tại Đại học Xian Jiaotong - Liverpool ở Tô Châu nói rằng dù có ảnh hưởng gì thì động thái của Nga cũng được hoan nghênh. 

Ông Yik nói: “với chính phủ Trung Quốc, nếu họ có thể, ít nhất là đưa ra quan điểm và suy nghĩ của mình cho các khán giả quốc tế, họ sẽ hoan nghênh loại ảnh hưởng này”. Ông cũng nói thêm rằng mặc dù ảnh hưởng vào các khán giả phương Tây có thể rất nhỏ nhưng các tin tức ủng hộ như phim tài liệu của RT “có thể hỗ trợ trong những nước mà Nga có ảnh hưởng”. 

Một nơi mà phim tài liệu của Nga nhận được phản ứng tích cực là ở Trung Quốc - nơi mà một đoạn phim được làm phụ đề và được RT đăng trên tài khoản Weibo chính thức của họ tuần trước đã được chia sẻ hàng ngàn lượt. 


Một người dùng trên Weibo viết: “Cảm ơn vì sự tận tụy của bạn. Không có nhiều cơ quan truyền thông giúp đỡ Trung Quốc trên các ý kiến công cộng”. 

Một người khác viết: “Bạn có thể mời RT đến đưa tin về Tân Cương?”. Hàm ý của người này là đề cập đến những tin tức “không thể tin được” của truyền thông phương Tây về lạm dụng nhân quyền chống lại người thiểu số hồi giáo ở khu vực Tân Cương. 

Theo SCMP

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn