Báo Thái Lan: Chiến lược đối ngoại kép của Việt Nam

Cuối cùng, Việt Nam đã thỏa mãn với ước mơ lâu dài là trở thành một thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 tại thời điểm mà đất nước này cũng làm chủ tịch khối ASEAN. Những chiến lược kép này có giá trị ngoại giao cao trong việc đưa Việt Nam trở thành một thành viên dẫn đầu trong một số vấn đề của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tương lai.

Ưu tiên quốc gia của Việt Nam năm nay vẫn không thay đổi trong nỗ lực đa dạng hóa chính sách đối ngoại với các cường quốc bên ngoài gồm cả nước lớn và nước nhỏ. Cho đến nay Hà Nội đã làm đặc biệt tốt trong thời kỳ hậu chiến tranh Đông Dương, đặc biệt là thoát khỏi cảnh ngộ làm quân cờ trong tay các siêu cường. Chính vì vậy, các lãnh đạo Việt Nam tiếp tục đặt ưu tiên vào việc tách bạch lợi ích quốc gia khỏi vai trò của ý thức hệ - một vấn đề mà vẫn thống trị phương hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam cho đến năm 2008. 



Thêm vào đó, sự độc lập và an ninh của Việt Nam sẽ xoay quanh việc họ có thể hội nhập nhanh và hiệu quả như thế nào vào các cộng đồng khu vực và toàn cầu. Việt Nam sẽ ký một hiệp định tự do thương mại lớn nhất thế giới, đó là hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). 

Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã nhanh chóng xây dựng các thỏa thuận tự do thương mại với tất cả các khối, mở rộng thị trường xuất khẩu đáng kể. Việt Nam có 17 thỏa thuận tự do thương mại khiến họ trở thành thành viên có thỏa thuận tự do thương mại rộng rãi nhất trong khối ASEAN. 

Việt Nam cũng là thành viên ASEAN duy nhất nằm trong cộng đồng kinh tế Á - Âu do Nga dẫn đầu. Xem xét trong bối cảnh này, năm con chuột vàng 2020 sẽ là một thời điểm đặc biệt cho Việt Nam. 

Không có gì gây ngạc nhiên khi Việt Nam đã chọn chủ đề cho năm chủ tịch ASEAN của mình là “gắn kết và chủ động thích ứng”. Đây là sự tập trung hẹp hơn so với nước chủ tịch trước đó là Thái Lan - đất nước đã có tham vọng hơn trong việc lôi kéo mọi khả năng trong năm họ làm chủ tịch. 


Thái Lan đã chứng minh sức sống và khả năng tập hợp của nhóm. Với Việt Nam, một ASEAN mạnh mẽ hơn dưới thời họ làm chủ tịch sẽ là tốt hơn cho vị thế của họ trong khu vực và trên trường quốc tế. 

Với khái niệm gắn kết, Việt Nam sẽ tăng cường sự đoàn kết ASEAN, đặc biệt trong quan hệ với các nước lớn. Điều đó giải thích vì sao Việt Nam đã đánh giá cao tư cách thành viên ASEAN của mình trong 25 năm qua. 

Trong giai đoạn này, Việt Nam đã cho thấy họ có thể điều chỉnh theo cách làm của ASEAN với một số việc mà không khó khăn gì. Là một thành viên ASEAN, Việt Nam có thể bình thường hóa quan hệ với tất cả các nước lớn và các nước khác. 

Về mặt quốc tế, Việt Nam đã nhận được những hỗ trợ to lớn, chiến thắng mọi cuộc bầu chọn trong các vị trí quốc tế, chẳng hạn ghế ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an mới đây nhất. 


Giống như người chủ tịch tiền nhiệm, Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong việc ứng xử với các cường quốc bên ngoài. Là một ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, Việt Nam có thể đóng góp vào các cuộc tranh luận đang diễn ra trên các vấn đề toàn cầu, bao gồm biến đổi khí hậu, gìn giữ hòa bình, hòa bình và xung đột. 

Là thành viên lớn thứ 2 ASEAN, việc đánh giá toàn bộ mối liên kết của đất nước với ASEAN là một điều then chốt cho nhân dân Việt Nam. Ở cấp cơ sở, các cộng đồng địa phương của Việt Nam có nhận thức tốt về ASEAN, đặc biệt là dọc theo các khu vực biên giới - nơi mà thương mại nội khối ASEAN phát triển mạnh mẽ. Trong những tháng tới đây, sẽ có nhiều hoạt động liên kết các cộng đồng địa phương của ASEAN để tăng cường sự giao lưu nhân dân. 

Hà Nội cũng muốn thúc đẩy liên kết gần gũi hơn giữa các thành viên cũ và mới. Như một thành viên mới thành công nhất, Việt Nam có nhiều bài học mà những người đến sau khác có thể noi gương, đặc biệt là tập trung vào các chiến lược thương mại và đầu tư. Gắn kết giữa các thành viên cũ và mới là điều then chốt để thúc đẩy phát triển trong mọi lĩnh vực. 

Đang tải...

Dưới khẩu hiệu chủ động thích ứng, người lãnh đạo này nhắm tới tăng cường khả năng của ASEAN trong mọi lĩnh vực để đương đầu tốt hơn với các diễn biến phức tạp và nhanh chóng trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và phần còn lại của thế giới. Dĩ nhiên cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra là một vấn đề nổi bật trong chương trình nghị sự, kết hợp với khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên, trên Biển Đông và ở bang Rakhine của Myanmar. Các vấn đề an ninh phi truyền thống khác cũng sẽ được giải quyết như tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và ô nhiễm rác thải nhựa. 

Thật ra hai khái niệm gắn kết và chủ động thích ứng này có quan hệ với nhau. Một ASEAN gắn kết sẽ là một nền tảng tốt cho một ASEAN chủ động thích ứng. Khi chủ động thích ứng thì lại là một cách tốt để ASEAN trở nên gắn kết hơn. 

Nói ngắn gọn thì Hà Nội sẽ muốn thấy một ASEAN năng động hơn để có thể đồng thanh và ra các quyết định nhanh hơn trong khi đối phó với những vấn đề khẩn cấp hoặc bất kỳ sự bùng nổ va chạm nào giữa thành viên của ASEAN với nước ngoài khối. 

Là chủ tịch, Việt Nam mong đợi rằng các nhà lãnh đạo tầm cỡ thế giới như Tổng thống Mỹ, Tổng thống Nga sẽ tham dự các hội nghị thượng đỉnh liên quan đến ASEAN bên cạnh các vị khách mời. Ông Trump có những lý do tốt để nhận lời mời của vị chủ tịch này. Sau tất cả, Việt Nam sẽ kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ Việt - Mỹ. 


Ông cũng phải tham dự cuộc họp các lãnh đạo hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Kuala Lumpur. Tuy nhiên chuyến thăm cuối năm của ông Trump cũng sẽ liên quan đến việc ông đã mời tất cả các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ở Mỹ trong quý 1 năm nay. ASEAN chưa quyết định sẽ đi trước hay sau hội nghị thượng đỉnh tháng 4 ở Đà Nẵng. 


Từ quan điểm của Washington, Việt Nam nổi lên như một trong những đối tác giá trị nhất với Mỹ. Trong cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung, vị trí và vị thế khu vực của Việt Nam có những sức nặng ngoại giao. 

Là một cựu thành viên của tổ chức Hội đồng Tương trợ Kinh tế hiện nay đã không còn, quan hệ của Việt Nam với Nga vẫn vững chắc. Điều cũng đáng phải nhấn mạnh là cách mà Việt Nam đã thể hiện để điều hướng mối quan hệ phức tạp và đa diện của họ với tất cả các cường quốc, bao gồm cả Trung Quốc. Ở Thái Lan, trong các hội nghị thượng đỉnh liên quan ASEAN, tiếng nói và hình ảnh của Nga rõ ràng là thiếu vắng. 

Việt Nam đã vạch ra lộ trình ít nhất là 300 cuộc họp liên quan trong nhiệm kỳ chủ tịch của mình. Khi cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên của ASEAN diễn ra ở Nha Trang từ 16 đến 17/1 tới đây, chương trình nghị sự của Việt Nam trong vai trò chủ tịch sẽ được phê chuẩn sau quá trình tham vấn với các thành viên khác. 


Việt Nam đã báo cho các thành viên ASEAN về 5 ưu tiên của mình trong vai trò chủ tịch. Đó là tăng cường vai trò tích cực của ASEAN và đóng góp cho duy trì hòa an ninh và ổn định khu vực; thứ hai là thúc đẩy kết nối khu vực, thứ ba là cải thiện khả năng thích ứng và tận dụng cách mạng 4.0; thứ tư là nâng cao nhận thức cộng đồng và bản sắc ASEAN, tăng cường quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững; thứ năm là nâng cao hiệu quả bộ máy hoạt động của ASEAN. 

Chương trình nghị sự của Việt Nam rõ ràng là cố gắng bảo đảm tính nhất quán và liên tục từ chủ tịch tiền nhiệm, đặc biệt là về các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững và kết nối - điều đã trở thành một khuôn mẫu mới cho việc tăng tốc hợp tác nội khối ASEAN. 

Theo Bangkok Post

Post a Comment

Tin liên quan

    -->