Diễn đàn Đông Á: Một năm sôi động của kinh tế Việt Nam

Một lần nữa, kinh tế Việt Nam đã cho thấy có sức bật trong khi đối mặt với sự suy giảm trong chỉ số quản lý thu mua và niềm tin kinh doanh bị thu hẹp trên toàn cầu. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2019 Việt Nam nằm trong top 3 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Á.

So với mức tăng trưởng GDP 3% của toàn thế giới và 4,3% của khu vực năm 2018, các chỉ số này cho năm 2019 được dự báo lần lượt chỉ còn 2,6% và 4%. Tuy nhiên kinh tế Việt Nam đã tiếp tục trên đà tăng trưởng theo dự báo với tỉ lệ 6,8% - giảm nhẹ so với năm 2018 nhưng tương đương với năm 2017. Sự tăng trưởng này chủ yếu được dẫn dắt bởi tiêu dùng nội địa và sản xuất định hướng xuất khẩu. 




Lạm phát so với cùng kỳ năm trước tính đến tháng 10/2019 chỉ là 2,2% bất chấp sự gia tăng chi phí hành chính của dịch vụ y tế và giáo dục. Việc bùng phát dịch tả lợn châu Phi có vẻ đã không ảnh hưởng nhiều đến giá thực phẩm và giá xăng dầu tháp cũng giúp kiềm chế áp lực lạm phát. 

Với mức lạm phát tương đối thấp và tăng trưởng mạnh mẽ trong mức lương tối thiểu (tăng 13,1%) khi lực lượng lao động dịch chuyển khỏi nông nghiệp hướng sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ, tỉ lệ đói nghèo đã giảm mạnh. Những người cực kỳ nghèo (được định nghĩa là sinh hoạt với mức ít hơn 40.000 đồng một ngày) hiện nay theo ước tính của WB chỉ còn chưa đến 2% tổng dân số Việt Nam. 

Chính sách tiền tệ đã được thực hiện thận trọng với tăng trưởng tín dụng 12,5% - nằm trong mục tiêu 14% cho năm 2019 của ngân hàng trung ương. Sự ổn định hệ thống ngân hàng cũng được cải thiện với một giải pháp tích cực hơn với nợ xấu thông qua thu giữ và bán phát mại các tài sản thế chấp và cơ cấu lại nợ. 



Trên lĩnh vực tài chính, sự củng cố được thực hiện thông qua kết hợp cắt giảm chi tiêu chính phủ và bán tài sản. Chi tiêu công đã giảm 5,6% trong giai đoạn 2018-2019, một phần lớn là vì giảm chi tiêu ở một số bộ ngành và các tỉnh. 

Về doanh thu, các tài sản như quyền sử dụng đất và nhà ở do nhà nước sở hữu đã được bán và việc thoái vốn khỏi doanh nghiệp nhà nước sở hữu đã diễn ra. Nhưng đây là những việc chỉ diễn ra một lần và cần tăng cường các nỗ lực để cải thiện doanh thu thuế. 

Đến nay, sự củng cố hiện tại đã cho phép nợ công giảm xuống 56% GDP, thấp hơn mức 65% mà Quốc hội giới hạn. Nhưng giới hạn này vẫn ở trên mức trần 55% GDP mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF khuyến cáo cho việc quản lý thận trọng các khoản nợ dài hạn. 





Về kinh tế đối ngoại, xuất khẩu tiếp tục tăng 8,4% trong 9 tháng đầu năm 2019 so với 15,8% trong cùng kỳ năm 2018. Đây là một biểu hiện có thể hiểu được khi đối mặt với nhiều làn gió ngược và bất ổn trong kinh tế toàn cầu. 

xuất khẩu đến Mỹ đã tăng 28% trong 9 tháng đầu năm 2019 so với 18% trong năm 2018. Điều này cho thấy rằng trong ngắn hạn, Việt Nam có lợi ích trong giới hạn hẹp từ các nỗ lực né tránh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. 


Đang tải...

Dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở mức cao năm 2017 và 2018, một lần nữa đã cho thấy bằng chứng về sức hút của kinh tế Việt Nam. Như một kết quả, dự trữ ngoại hối đã tăng lên mức ước tính tương đương 0,4% nhập khẩu từ cuối năm 2018 đến 2019. 

Theo báo cáo gần đây của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Việt Nam cũng đã tăng 10 bậc trong Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu. 

Trong trung hạn, theo WB thì viễn cảnh tăng trưởng 6,5% trong 2 đến 3 năm tới là một tỉ lệ tăng trưởng tương đối ổn. Nhưng liên kết yếu giữa các hãng nước ngoài định hướng xuất khẩu với lĩnh vực nội địa tiếp tục là mối lo ngại. Việc thiếu tài chính dài hạn và khan hiếm lao động có tay nghề là hai vấn đề tiếp tục khiến khu vực tư nhân nội địa kêu ca. 




Đồng thời với đó, tiến trình cải cách và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước đang chậm lại là một điều đáng tiếc. Không có nghi ngờ gì, việc chuyển dịch nợ công xuống dưới mức trần 65% GDP có thể đã làm nới lỏng áp lực chính trị vào việc thoái vốn tài sản nhà nước. Nhưng sự cải cách cấu trúc này phải tiếp tục nếu khu vực tư nhân trong nước không sôi động trong những năm tới. 

Gắn với cải cách doanh nghiệp nhà nước là mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp. 13 tập đoàn được gọi là tập đoàn kinh tế nhà nước (SEGs) đã được thành lập năm 2007 sau khi Việt Nam gia nhập WTO với lý do Việt Nam cần các công ty lớn để cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới. 

Bởi vì những tập đoàn này phần lớn được kiểm soát bởi chính quyền trung ương, nhiều khi họ được chỉ định đầu tư vào các dự án ở các tỉnh để đổi lấy ủng hộ chính trị. Một số trong các tập đoàn nhà nước này đã vỡ nợ và chiến dịch chống tham nhũng đã dẫn tới sự kết thúc của nhiều quan chức cấp cao. 




Cần phải giải quyết “chủ nghĩa thân hữu” nếu Việt Nam muốn vượt qua mức thu nhập trung bình trong dài hạn. 

Kinh tế Việt Nam đã cho thấy sức bật mạnh mẽ chống lại những làn gió ngược và bất ổn toàn cầu. Hy vọng rằng các nhà chức trách sẽ nắm lấy lợi thế của sức bật này và tiếp tục cải cách cấu trúc để bảo đảm vững chắc tương lai cho Việt Nam.

Theo Eas Asia Forum

Post a Comment

Tin liên quan

    -->