Philippines có thể tham khảo mô hình của VN, Campuchia, Indonesia nếu chia tay Mỹ

Trong 70 năm qua, quan hệ đồng minh Mỹ - Philippines đã có nhiều lần thăng trầm. Mặc dù không có những tranh cãi nhưng mối quan hệ này đã cho thấy khả năng đáng kể để thích ứng với đòi hỏi của thời đại, trong đó bao gồm an ninh truyền thống, chống khủng bố, giảm nhẹ thiên tai và tập trận hàng hải.


Tuy nhiên trong tháng này, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte công bố rằng ông sẽ kết thúc Thỏa thuận Thăm viếng lực lượng - một thỏa thuận đã kéo dài 2 thập kỷ. Sự kiện này mở ra một điều lớn hơn, đó là sự xói mòn dần dần của quan hệ đồng minh, và nó sẽ tác động lâu dài lên các tính toán chiến lược của cả hai nước. 

Mặc dù động thái này không chắc chắn là sẽ đình chỉ các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ nhưng nó có thể gây hại cho khả năng phản ứng ngay lập tức của quân đội Mỹ đối với các vụ việc ở Biển Đông, làm suy yếu việc triển khai hiện diện ra phía trước và giảm chiều sâu chiến lược sau chiến tranh của Mỹ. 



Trong nhiều năm, quan hệ đồng minh với Mỹ là một trụ cột của chính sách đối ngoại quốc phòng của Philippines nhưng một số sự kiện xảy ra gần đây đã gây ra một số nghi ngờ. 

Năm 1995, việc rút lui của các căn cứ Mỹ có thể đã khuyến khích Trung Quốc chiếm rạn san hô Vành Khăn (Mischief Reef), và 17 năm sau, người đồng minh này cũng đã không ngăn chặn khi Trung Quốc chiếm giữ bãi cạn Scarborough. Họ cũng làm rất ít để ngăn chặn chiến dịch xây đảo nhân tạo khổng lồ của Trung Quốc ở Biển Đông, dù cho tòa trọng tài quốc tế đã có một phán quyết về vấn đề này. 

Nhưng ở chiều ngược lại, mối quan hệ đồng minh này cũng có những lợi ích không thể phủ nhận. Trợ giúp an ninh của Mỹ từ năm 2016 đến 2019 bao gồm viện trợ quân sự nước ngoài dành cho mua sắm quốc phòng đạt 554,55 triệu USD, theo Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin công bố. Trong 2 năm tới, Mỹ có kế hoạch chi hơn 200 triệu USD để cung cấp cho Philippines các máy bay, trang bị, cơ sở hạ tầng, huấn luyện cũng như khoảng 45 triệu USD hoặc hơn trong gói tài trợ quân đội nước ngoài. Tất cả những khoản này có thể bị xem xét lại nếu thỏa thuận thăm viếng lực lượng bị kết thúc. 

Mối quan hệ đồng minh quân sự mờ nhạt đi cũng có thể gây thiệt hại cho quan hệ kinh tế. Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ ba và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Philippines, trong đó Manila được hưởng ưu tiên khi xuất khẩu theo hệ thống thuế ưu tiên của Washington. 


Những khoản này chiếm 16% trong 1,7 tỷ USD xuất khẩu của Philippines năm 2018 và Philippines cũng có thặng dư thương mại 371 triệu USD với Mỹ. Đối với Philippines, Mỹ cũng là nhà đầu tư lớn thứ 5, thị trường du lịch lớn thứ 3 và nguồn cung cấp hỗ trợ phát triển nhân lực công chức lớn nhất. 

Tuy nhiên, nếu như quan hệ đồng minh trở nên héo úa thì cũng có 3 mô hình tiềm năng đã hiện hữu trong khu vực để Philippines có thể tham khảo. Đó là hướng hẳn về Trung Quốc như Campuchia; trung lập như Indonesia; hoặc trở nên tự chủ trong quốc phòng như Việt Nam. 

Quan hệ chính trị cải thiện giữa Manila và Bắc Kinh dưới chính quyền Duterte có thể đã đặt nền móng cho hợp tác an ninh rộng lớn hơn giữa hai bên, nhưng tranh chấp trên biển và không có lòng tin khi nói đến Trung Quốc sẽ tiếp tục hạn chế dạng giao lưu này. 


Sự hạn chế này thể hiện rõ khi người Philippines không hài lòng với sự mở rộng đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực chiến lược như lưới điện, viễn thông và các cơ sở hạ tầng khác cũng như việc vị trí dự án các khoản đầu tư này nằm gần những cơ sở quân sự nhạy cảm như Cavite và Clark. 

Việc Trung Quốc quan tâm đến các hòn đảo chiến lược như Fuga ở cực bắc nước này cũng như Grande và Chiquita ở ngoài khơi căn cứ hải quân cũ của Mỹ ở Subic đã khiến một số người trong giới quốc phòng Philippines cảm thấy bất an hơn nữa. 


Mặc dù Duterte đã có nhiều chuyến thăm Bắc Kinh nhưng khả năng Philippines rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc như Campuchia vẫn còn mỏng. Sự đề kháng với Trung Quốc ở Philippines vẫn còn mạnh mẽ. Việc từ chối bán lại cho Trung Quốc nhà máy đóng tàu Hanjin phá sản ở Subic và có khả năng sẽ bán cho một tập đoàn của Mỹ - Australia, là một bằng chứng. 

Lựa chọn thứ hai của Manila là trung lập nhưng cách của Indonesia. Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, sự liên quan của phong trào Không liên kết đã giảm đi phần nào nhưng hiện nay nó vẫn có thể có sự hữu ích trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung leo thang. Mặt khác, tất cả các thành viên ASEAN đều tham gia phong trào Không liên kết. 

Lựa chọn thứ 3 là theo gương Việt Nam - nơi có chính sách quốc phòng “ 3 không” - không liên minh quân sự, không đi với nước này để chống nước kia và không cho nước ngoài đóng căn cứ quân sự. Chính sách 3 không này đã tạo nền tảng chính sách đối ngoại của Việt Nam trong nhiều năm. 


Tuy nhiên để làm việc này sẽ tốn kém và đòi hỏi phải phân bổ lại nguồn lực. Chi tiêu quốc phòng của Philippines không vượt quá 2% GDP kể từ 1996 tới này trong khi chi tiêu quốc phòng của Việt Nam thường vượt quá mức này. 

Quy mô và khả năng răn đe của hải quân và không quân Philippines cũng sẽ phải tăng lên, cũng như đầu tư vào nhận thức về lĩnh vực hàng hải để bảo vệ tốt hơn lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. 

Đối với Mỹ, việc để cho quan hệ đồng minh quân sự với Philippines bị thu hẹp lại có thể đưa đến chỗ toàn bộ mạng lưới liên minh khu vực của họ sẽ đối mặt nguy cơ. Còn với Philippines, việc chia tay người đồng minh mà họ vẫn duy trì quan hệ gần gũi kể từ khi độc lập có nghĩa là họ sẽ bước vào một vùng biển mới lạ nên việc vùng vẫy khéo léo sẽ là chìa khóa để tồn tại trong một kỷ nguyên mà các siêu cường lại đang “khóa sừng vào nhau” một lần nữa. 

Theo SCMP

Post a Comment

Tin liên quan

    -->