Thỏa thuận Việt Nam - EU: Những lợi ích là gì?

Trước khi nghị viện bỏ phiếu về thỏa thuận thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với EU vào ngày 12/2/2020, ông Geert Bourgeois - nghị sĩ phụ trách điều phối các thỏa thuận này với nghị viện châu Âu có những giải thích về các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường của các thỏa thuận.


Ông có thể đánh giá về những thay đổi mà thỏa thuận thương mại EU - Việt Nam mang lại? 

Mục tiêu của thỏa thuận là loại bỏ 99% các khoản thuế trong 7 năm. Việc này sẽ dẫn tới tăng 15 tỷ Euro hàng xuất khẩu từ Việt Nam đến châu Âu vào năm 2035 trong khi xuất khẩu của châu Âu đến Việt Nam sẽ tăng khoảng 8,3 tỷ Euro mỗi năm. Dĩ nhiên mỗi 1 tỷ USD hàng xuất khẩu của châu Âu sẽ tạo ra khoảng 14000 việc làm thu nhập tốt mới ở EU. Thỏa thuận này cũng cơ bản phù hợp với tham vọng về vai trò toàn cầu của EU. 



Hiện nay quan hệ kinh tế của chúng ta với Việt Nam như thế nào? 

Hiện đã có quan hệ thương mại và đầu tư nhưng chưa đủ. Đó là một thị trường sôi động với dân số trẻ. Với tăng trưởng kinh tế 6 đến 7% mỗi năm, Việt Nam là một nơi rất hấp dẫn cho các nhà đầu tư châu Âu. 

Năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu giá trị hàng hóa khoảng 42,5 tỷ Euro vào EU. Ngược lại, chúng ta đã xuất khẩu 13,8 tỷ Euro hàng hóa vào Việt Nam. Với thỏa thuận thương mại tự do dựa trên các quy tắc này, sẽ có sự gia tăng xuất khẩu ở cả hai chiều. 

Hiện nay Việt Nam xuất khẩu vào EU chủ yếu là các thiết bị viễn thông, quần áo và sản phẩm lương thực. Trong khi đó EU xuất khẩu vào Việt Nam chủ yếu là máy móc, thiết bị vận tải, hóa chất và các sản phẩm nông nghiệp. 

Thỏa thuận tự do thương mại này quan trọng như thế nào cho EU trong lĩnh vực địa chính trị? 

Trung Quốc là một láng giềng của Việt Nam. Nước này cũng có quan hệ gần gũi với Mỹ. Chúng ta tăng cường quan hệ với đất nước này là một việc rất quan trọng. Chúng ta đã đàm phán 8 năm và giờ đây đi tới một thỏa thuận là một điều quan trọng. Nếu không tôi dám chắc rằng quan hệ Trung Quốc - Việt Nam sẽ trở nên quan trọng hơn. 


Thêm nữa, là thỏa thuận thương mại đầu tiên của nghị viên châu Âu mới, chúng ta phải cho thấy chúng ta muốn thiết lập các tiêu chuẩn trên toàn thế giới, đồng thời tạo ra sự thịnh vượng và việc làm mới. 

Nghị viện cũng bỏ phiếu một thỏa thuận bảo hộ đầu tư với Việt Nam: Ông có thể nói thêm về thỏa thuận đó? 

Thỏa thuận này nhằm bảo đảm khả năng dự đoán và luật pháp cho các nhà đầu tư. Trong trường hợp kiện tụng, sẽ có một thỏa thuận khung. Việt Nam đã chấp nhận một hệ thống tòa án đầu tư hiện đại, tương tự như hệ thống mà EU đã thỏa thuận với Canada, với các thẩm phán độc lập, một bộ quy tắc ứng xử và tạo điều kiện dễ dàng tiếp cận cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc này tạo ra sự ổn định và lòng tin cho các doanh nghiệp nhỏ của chúng ta. 

Những điều khoản nào trong thỏa thuận đề cập đến các tiêu chuẩn môi trường và lao động? 

Tôi hiểu những lo ngại này nhưng các thỏa thuận thương mại như thế này là một cấp độ để cải thiện các tiêu chuẩn bên ngoài EU. Về điều kiện lao động, Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện tất cả Công ước ILO và tích hợp chúng vào trong luật lao động. Hơn nữa, cho đến hiện nay ở Việt Nam chưa có quyền tự do lập các công đoàn nhưng Việt Nam đã điều chỉnh luật hình sự. 


Về môi trường, Việt Nam bị ràng buộc với Hiệp ước Paris. EU sẽ làm việc để hướng tới giảm carbon và chúng ta phải tạo ra một sân chơi bình đẳng với các nước khác. Nếu chúng ta làm tốt việc của mình, chúng ta cũng mong đợi người khác làm điều tương tự, vì thế thỏa thuận này có khía cạnh khí hậu. 

Nhiều người trong nghị viện đã lo ngại về nhân quyền ở Việt Nam: Những thỏa thuận này sẽ cải thiện những vấn đề đó thế nào? 

Chúng tôi rất lo ngại về tù nhân chính trị và đã nhấn mạnh với nhà chức trách Việt Nam về sự quan trọng của nhân quyền. Việt Nam đang phản hồi bằng những biện pháp tích cực và từ tháng này một phái đoàn nghị viện châu Âu sẽ giám sát tình hình. Chúng tôi cũng đồng ý thiết lập một phái đoàn liên nghị viện giữa nghị viện châu Âu và Quốc hội Việt Nam. 


Dĩ nhiên, tôi hoàn toàn hiểu rằng như thế là chưa đủ nhưng tôi kêu gọi các nghị sĩ đồng nghiệp đồng ý vì thỏa thuận này là cơ sở để cải thiện tình hình. Có những nghĩa vụ mà Việt Nam sẽ cần phải thực thi với lao động, môi trường và nhân quyền, và chúng ta sẽ giám sát điều đó. 

Nếu nghị viện phê chuẩn thỏa thuận này vào ngày 12/2 thì bước tiếp theo là gì? 

Với thỏa thuận tự do thương mại thì không cần sự phê chuẩn của nghị viện từng quốc gia thành viên. Ủy ban châu Âu sẽ thực hiện nó ngay lập tức để hướng tới mức thuế 0% và giảm dần các rào cản phi thuế quan đến năm 2035. 

Tuy nhiên, với thỏa thuận bảo hộ đầu tư, vì công lý là thẩm quyền của các nước thành viên cho nên sẽ cần sự phê chuẩn của nghị viện các nước thành viên và sẽ mất một thời gian. 

Theo Europarl

Post a Comment

Tin liên quan

    -->