Tìm hiểu hai loại mìn nổi bật của quân đội Mỹ ở Việt Nam

Trong chiến tranh Việt Nam, mìn gây ra phần lớn thương vong cho cả các nhân viên quân sự và dân sự. Lực lượng hai bên đã rải hàng triệu quả mìn phục vụ nhiều mục đích như mìn chống tăng để chống xe tăng, xe bọc thép, mìn chống bộ binh để sát thương binh lính.


Trong nhiều loại mìn được thiết kế và chế tạo ở Mỹ, mìn M18 Claymore là một trong những loại nổi tiếng nhất thời chiến tranh Việt Nam. Là một quả mìn chống bộ binh cỡ lớn, mìn Claymore đã được phát triển chủ yếu bởi nhà sáng chế Norman MacLeod trong thập niên 1950. 


Không giống như các loại mìn chống bộ binh khác thường được chôn xuống đất và thường được kích hoạt khi chân người dẫm lên, mìn Claymore thường được gắn vào một vật tĩnh trên mặt đất và được kích nổ bởi điều khiển từ xa. 

M18 Claymore có một số đặc điểm nổi bật. Một mặt của nó có 3 từ cảnh báo “Front toward enemy” - tức là mặt hướng vào kẻ thù. Bên cạnh đó, quả mìn này nặng 3,5 pound và gồm có 1 hộp hình chữ nhật lồi bao bên ngoài. Đây là hình dáng mà qua thử nghiệm đã chứng minh là tạo ra hiệu quả tốt nhất trong việc phát tán các mảnh thép để sát thương người trong phạm vi 55 yard (yard là thước Anh, tương đương 0,914m). 

Mìn Claymore có thể được đặt hướng theo chiều ngang hoặc chiều dọc hướng ra nơi quang đãng. Khi mìn nổ, khối thuốc nổ C-4 bên trong sẽ phát ra năng lượng để phóng khoảng 700 mẩu thép ra xung quanh với vận tốc khoảng 1100 m/s. 


Khi mìn Claymore bị kích nổ, nó bắn những mẩu thép bên trong ra ngoài theo một hình góc 60 độ và các mẩu thép này ở trong cự ly 100m không khác gì những viên bạn súng trường. Ở Việt Nam, loại mìn này đã chứng tỏ hiệu quả trong việc chống lại người của đối phương xâm nhập, chống các khu vực tập trung binh sỹ và thậm chí chống được cả xe cộ hạng nhẹ. 

Hơn 10.000 quả mìn Claymore đã được sản xuất từ những năm 1950 và nhiều biến thể của nó vẫn tiếp tục được sản xuất ở Mỹ và các nước khác. 

Khác với mìn Claymore, mìn M14 (và M16) được lực lượng Mỹ ở Việt Nam sử dụng riêng biệt hơn. Ví dụ mìn M14, nó không có mục đích tiêu diệt một binh sỹ hay du kích đối phương mà nó chỉ nhằm làm họ bị thương hoặc tàn tật và sẽ cần phải có nhiều hơn một binh sỹ khác để chăm sóc y tế cho người bị thương và chuyển nạn nhân khỏi chiến trường, từ đó làm giảm nguồn lực của đối phương. 


Thông thường, cá nhân nào không may mắn kích nổ một quả mìn M14 sẽ ít nhất là mất một bàn chân và vì lý do này, loại mìn này được đặt biệt danh là “Toe Popper”. 

M14 được sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 1955 và tiếp tục phục vụ trong quân đội Mỹ cho đến năm 1974. Các thành phần cơ bản của nó chủ yếu là bằng nhựa khiến nó khó bị phát hiện và do đó hiệu quả hơn. 

Bản thân quả mìn này bao gồm một vỏ bọc hình trụ có đường kính 2,2 inch và cao 1,57 inch (tương đương 5,5cm x 3,9cm). Nó chỉ nặng 100 gram và lượng thuốc nổ chỉ có 29 gram. Chỉ cần một lực ép từ 9 đến 16 kg là đủ để đẩy kim hỏa vào hạt nổ kích hoạt mìn nổ. 

Theo National Interest

Post a Comment

Tin liên quan

    -->