Icon

Hồ Sơ

Hồ Sơ

12 July 2020

Kissinger: Cả thế giới đã đánh giá sai Việt Nam

Nhìn vào sức mạnh quân sự và kinh tế, thế giới có nước lớn nước nhỏ. Nước Mỹ thường tự xem mình là nước lớn và ngày nay Trung Quốc cũng vậy. Lại nói đến nước láng giềng của Trung Quốc là Việt Nam, diện tích cả nước chỉ 330.000 km2, so trong phạm vi thế giới thì không được coi là một quốc gia có sức ảnh hưởng lớn.



Tuy nhiên, ngay đến ông Kissinger, người được xem là một trong những chuyên gia về vấn đề quốc tế có ảnh hưởng lớn nhất thế giới hiện nay cũng phải thốt lên: Đừng coi thường đất nước Việt Nam nhỏ bé này. Lời đó nói ra, lập tức đã khiến các nước lại một lần nữa để tâm nghiên cứu về “ý thức tiềm tàng quốc gia” của đất nước Đông Nam Á này. 

Xét đến cùng thì vì sao Việt Nam lại khiến Kissinger coi trọng như vậy? Trong quá khứ, các nước trên thế giới đều bị biểu hiện bề ngoài là một nước nhỏ bé của Việt Nam che mắt. Kissinger đã nêu rõ: Bất kể là Mỹ và các nước đồng minh của mình hay là phía Trung Quốc và Liên Xô đều cho rằng Việt Nam là một “tướng tiên phong” cho giấc mộng bá chủ châu Á của đối phương. Tuy nhiên thực ra điều đó chỉ là một ngộ nhận. 



Sau đó, trong cuốn sách “Luận Trung Quốc” của Kissinger, ông đã làm rõ quan điểm này. Thực ra trong nội tâm Việt Nam không có gì sánh được với độc lập. Cái gọi là “tướng tiên phong” đó thực ra chỉ là họ vì đất nước mình mà chiến đấu, và muốn trở thành một nước hàng đầu Đông Nam Á không chịu bất kỳ sự xếp đặt của nước nào. Vừa hay vào thời điểm đó cả Mỹ và Trung Quốc đều ra sức giúp họ. 

Tham vọng của Việt Nam có lẽ luôn tồn tại, chỉ là tham vọng đó bị thế giới đánh giá thấp cho nên trong thời gian dài vừa qua họ chỉ là đang tích lũy lực lượng mà thôi. Nhưng điều “mất mặt” là hai nước Mỹ, Trung dường như đã bị nước Việt Nam nhỏ bé này “lợi dụng”, lợi dụng để đạt thành mục đích bản thân, rèn luyện năng lực của bản thân đồng thời che lấp đi những ánh sáng của bản thân họ. Cho nên, Kissinger cho rằng về điểm này, lợi ích của Trung Mỹ là tương đối thống nhất. 

Ý thức dân tộc của Việt Nam thuộc về dạng nào, do đâu mà có? Kissinger đã phân tích: Một mặt, trong thời gian dài phải chịu ảnh hưởng tâm lý từ các vương triều trung ương phương Bắc cho nên từ sớm Việt Nam đã cho rằng bản thân họ là người lãnh đạo của một dải đất Đông Nam Á, địa vị nên được tôn trọng hơn so với các nước Lào, Campuchia ở xung quanh. Nhưng một mặt khác họ lại cực kỳ không tin tưởng vào lực lượng đến từ phương Bắc, thậm chí khi đối mặt với sự tác oai tác quái của các nước lớn phương Bắc, họ còn xuất hiện tâm lý tự ti, có lẽ chính là vì trong trạng thái tâm lý mâu thuẫn “thủy hỏa bất dung” này mới khiến Việt Nam sản sinh ra ý muốn phải trở thành lão đại. 

Theo Sohu

Bình luận: Những góc nhìn này của Kissinger không hẳn là sai. Trong thời phong kiến, người Việt thường tự nhận nước mình là một nước nhỏ trong mối quan hệ với Trung Quốc nhưng đồng thời cũng lại bắt các nước khác nhỏ hơn mình như Chăm Pa, Chân Lạp, Ai Lao phải cống nạp. 


Trong những cuộc chiến tranh từ năm 1945 đến 1975, nhiều người ở bên ngoài cho là Việt Nam là chiến trường nổi bật của cuộc chiến ý thức hệ, vì lẽ đó mới có chuyện phe Mỹ và phương Tây coi miền Nam Việt Nam là tiền đồn chống cộng sản còn Liên Xô và Trung Quốc thì ủng hộ miền Bắc Việt Nam để chống chủ nghĩa đế quốc thực dân kiểu mới. Vòng xoáy của chiến tranh Lạnh và xung đột ý thức hệ có những ảnh hưởng lớn đến cuộc chiến tranh ở Việt Nam nhưng động lực chính giúp Việt Nam vượt qua những thử thách ngặt nghèo của chiến tranh là vì mục tiêu giải phóng dân tộc, không phải phụ thuộc vào ngoại bang. 

No comments:
bình luận nhận xét bạn đọc

Note: Only a member of this blog may post a comment.