Tên lửa và drones nảy nở như nấm ở châu Á – Thái Bình Dương vì TQ

Các nước châu Á – Thái Bình Dương đang tìm cách phát triển các vũ khí nhỏ và thông minh như máy bay không người lái và tên lửa hành trình để ngăn chặn Trung Quốc, khiến sự sinh sôi của chúng “không thể tránh được”, một nghiên cứu cảnh báo. 




“Mặc dù sự nảy nở của các vũ khí tiên tiến bình thường là do lo ngại liên quan đến sự leo thang, các tên lửa hành trình hiện đại và UAV ngày nay có thể phục vụ như những vũ khí mà các nước nhỏ hơn có thể dùng để ngăn chặn sự quyết đoán từ các nước lớn hơn”, nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược nói và nêu tên Trung Quốc như một trong những nguyên nhân chính của mối lo ngại.

Tuy nhiên nó cũng cảnh báo rằng sự sinh sôi của những công nghệ này làm gia tăng nguy cơ chúng rơi vào tay những kẻ khủng bố và cực đoan.

Các thỏa thuận quốc tế như Chế độ Kiểm soát Công nghệ Tên lửa (MTCR) đã được thiết kế để hạn chế sự phát triển của tên lửa đạn đạo trong khu vực này. Tuy nhiên báo cáo này nói nhiều trong số các nước đang phát triển chưa ký kết MTCR có thể hợp tác với nhau để phát triển những khả năng đó.

Trung Quốc là một trong những lãnh đạo thế giới trong công nghệ tên lửa và máy bay không người lái, và sự gia tăng nhu cầu với những vũ khí này một phần là sự phản ứng với sự gia tăng sức mạnh của Bắc Kinh và môi trường an ninh đang xấu đi trong khu vực, theo Zhao Tong, một thành viên tại Trung tâm Chính sách toàn cầu Carnegie – Tsinghua.



Zhao nói: “Những nước này không có khả năng phát triển một hệ thống tên lửa. Vì thế để có một số răn đe chiến lược hoặc là công cụ chống truy cập/ chống xâm nhập, họ có xu hướng phát triển một số vũ khí tấn công bất đối xứng với ngưỡng công nghệ thấp hơn, chẳng hạn máy bay không người lái hoặc tên lửa hành trình hoặc thậm chí phối hợp trong những nỗ lực đó. Kết quả là tình hình sẽ tiếp tục phức tạp cho Trung Quốc”.

MTCR nhằm mục đích ngăn chặn sự nảy nở của tên lửa bằng cách giới hạn việc bán tên lửa hành trình trên thế giới ở tầm bắn 300 km trở xuống và đầu đạn có khối lượng nhỏ hơn 500 kg nhưng không ngăn các nước phát triển các vũ khí của riêng họ với khả năng cao hơn. Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã phát triển tên lửa vượt quá những giới hạn này trong khi Indonesia, Malaysia và Việt Nam cũng đang xem xét việc sở hữu cho riêng mình.

Haeseong III của Hàn Quốc có tầm bắn 1500 km và trước đây trong năm nay, Đài Loan đã bắn thử tên lửa hành trình Yun Feng với tầm bắn tương tự.

Tên lửa của Nhật Bản hiện tại có tầm bắn chưa đến 500 km nhưng họ đang phát triển một tên lửa chống tàu siêu thanh để làm một đối trọng tiềm năng với các tàu sân bay thế hệ mới mà Trung Quốc đang đóng.

Mặc dù hầu hết các nước đang phát triển trong khu vực vẫn cần mua UAV cho mục đích quân sự nhưng tất cả từ Indonesia, Malaysia, Thái Lan cho đến Campuchia đều đã bắt đầu phát triển ngành công nghiệp máy bay không người lái nội địa.

Một số nước đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển lĩnh vực máy bay không người lái quân sự, ví dụ Indonesia được dự kiến bắt đầu sản xuất máy bay không người lái chiến đấu Elang Hitam trong vòng 4 năm tới.



Máy bay không người lái quân sự đã tạo ra cuộc cách mạng trong tác chiến hiện đại, khiến các nước gia tăng nhu cầu phải nắm chắc công nghệ này để tăng cường khả năng quốc phòng, theo nhà phân tích Zhou Chenming ở Bắc Kinh.

Ông Zhou nói: “Ví dụ, khi các bên tranh chấp ở Biển Đông muốn kiểm tra các vùng biển và rạn san hô xa xôi thì máy bay không người lái sẽ thuận tiện và rẻ hơn so với máy bay có người lái và tàu chiến”.

Hơn nữa, một số công nghệ máy bay không người lái cũng có thể được dùng vào tên lửa hành trình và lĩnh vực thương mại này cũng đang tăng lên cho phép cung cấp công nghệ mà quân sự sử dụng.

Tuy nhiên Zhao nói Trung Quốc sẽ có thể vẫn duy trì hoặc thậm chí mở rộng lợi thế trong phát triển tên lửa. Zhao nói: “Chi tiêu của Trung Quốc trong lĩnh vực này là to lớn; Trung Quốc có nguồn nhân lực nghiên cứu phát triển dồi dào và kinh nghiệm công nghệ sâu rộng”. 




Năm ngoái Trung Quốc đã trở thành nước đầu tiên triển khai tên lửa siêu thanh khi ra mắt tên lửa DF-17 trong dịp duyệt binh quốc khánh ngày 1/10. Kể từ đó chỉ có Nga đã phát triển công nghệ tương tự còn Mỹ thì đang phải chạy đua để đuổi theo.

Zhao nói: “Mỹ hiện nay đang thực hiện những nỗ lực khổng lồ để đuổi kịp trong lĩnh vực tên lửa siêu thanh, cho nên Trung Quốc có thể giữ được lợi thế này trong bao lâu là điều khó nói. Tuy nhiên so sánh với các nước khác ở châu Á Thái Bình Dương thì không khó để Trung Quốc giữ vị trí đi trước so với các láng giềng trong thời gian dài”.

Zhou Chenming nêu ý kiến rằng sự nảy nở của những công nghệ này có thể là một nguồn cơn xa hơn nữa cho căng thẳng trong khu vực. Ông này nói: “Các vũ khí tấn công tiên tiến sẽ thay đổi mạnh mẽ cân bằng địa chính trị và làm cho khu vực này thành một thùng thuốc nổ”. 

Theo SCMP

Post a Comment

Tin liên quan

    -->