Việt Nam vượt Bangladesh thành nhà xuất khẩu dệt may thứ 2 thế giới

Việt Nam đã vượt qua Bangladesh trong xuất khẩu dệt may trong 6 tháng đầu năm 2020. 

Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2020, Việt Nam – đối thủ cạnh tranh gần nhất của Bangladesh đã kiếm được 13,18 tỷ USD từ các sản phẩm dệt may. Trong khi đó Bangladesh chỉ thu được 11,92 tỷ USD từ xuất khẩu các sản phẩm dệt may, theo dữ liệu từ Cục Thúc đẩy Xuất khẩu. 



Theo tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Bangladesh là nhà xuất khẩu quần áo lớn thứ hai thế giới với thị phần chiếm 6,8%, đạt giá trị 34 tỷ USD trong năm 2019. Trong cùng năm đó, Việt Nam chiếm 6,2% thị phần với giá trị 31 tỷ USD. 

Tại sao có sự thay đổi vị trí 

Phó Chủ tịch của BGMEA Faisal Samad nói rằng: “Trước hết chúng ta cần làm rõ về số liệu xuất khẩu của Việt Nam. Dữ liệu xuất khẩu Việt Nam gồm cả sản phẩm dệt và quần áo may sẵn, trong khi các sản phẩm của chúng ta chỉ là sản phẩm dệt may và được tính trong nhiều danh mục khác nhau”. 

Tuy nhiên khoảng cách trong doanh thu xuất khẩu không lớn và nếu doanh thu từ sản phẩm dệt của Bangladesh được cộng thêm từ quần áo thì con số sẽ gần với Việt Nam. 

Tổng xuất khẩu mặt hàng dệt may của Bangladesh trong 6 tháng đầu năm là 12,32 tỷ USD còn Việt Nam là 13,18 tỷ USD, chênh lệch 864 triệu USD. 


Thứ hai, sản xuất trong lĩnh vực dệt may của Bangladesh và các nhà máy sản xuất khác đã phải đóng cửa từ tháng 3 đến tháng 4. Trong bối cảnh đó, xuất khẩu hầu như đình đốn nhưng Việt Nam đã không ngừng sản xuất. 

Samad nó: “Đó là lý do chúng ta tụt hậu và doanh thu xuất khẩu giảm đáng kể trong giai đoạn tháng 3 đến tháng 5”. 

Việt Nam đã xử lý dịch bệnh thành công khi họ thực hiện các biện pháp như đóng cửa biên giới, tăng cường xét nghiệm và thực thi phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của virus trong khi Bangladesh đã không phản ứng đủ mức người dân mong đợi. 

Các chuyên gia nói gì? 

Các nhà kinh tế không muốn đưa ra kết luận với dữ liệu hiện tại, và cũng muốn đưa tình hình dịch bệnh toàn cầu với ảnh hưởng của nó đến thương mại và kinh doanh, vào việc xem xét trước khi bình luận về sự suy giảm của Bangladesh. 

Khondaker Golam Moazzem – giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Đối thoại Chính sách nói: “ Đây là một tình huống bất thường, khi chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu đã bị bị đứt gãy cũng như thăng trầm trong sức cầu, tình huống này nên được xem xét khác”. 


Tuy nhiên, có nhiều lý do cho sự thể hiện tốt hơn của Việt Nam trong xuất khẩu giữa bối cảnh dịch bệnh khi họ đã có thể đối mặt dịch Covid-19 và mở cửa lại các nhà máy trước tiên. Trong khi đó, Bangladesh phải chịu sự đình đốn trong sản xuất vì toàn quốc phong tỏa và trong tháng 4 doanh thu xuất khẩu đã tụt dốc. 

Thêm nữa, Việt Nam đã đa dạng hóa các giỏ hàng, điều đó giúp họ thu được các đơn hàng rút từ Trung Quốc từ trước và trong dịch Covid-19. Và quan trọng nhất trong đó là thỏa thuận tự do thương mại với Liên minh châu Âu có thể là một lý do khác giải thích cho xuất khẩu của Việt Nam tiến triển tốt hơn.

Lược từ Dhakatribune 

Post a Comment

Tin liên quan

    -->