Mất mát của TQ nhưng Ấn Độ không được gì khi VN đang nổi lên

Sự bùng phát của dịch bệnh năm nay đã dẫn tới việc các công ty muốn rút khỏi Trung Quốc để chuyển hoạt động sản xuất sang các nước châu Á khác. Ấn Độ đã hy vọng và chuẩn bị chào đón đầu tư trực tiếp nước ngoài khi các công ty này rời khỏi Trung Quốc nhưng mọi việc không diễn ra như mong đợi của New Delhi. 



Dữ liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) do cơ quan thúc đẩy công nghiệp và nội thương thuộc Bộ Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ cho thấy vốn FDI trong quý 1 đã giảm 56% so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể FDI quý 1 năm 2019 đạt 16,33 triệu USD thì sang quý 1 năm nay chỉ còn 6,562 triệu USD. 

Trong khi đó, quốc gia Đông Nam Á là Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong cuộc đua trở thành con hổ châu Á, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đạt trung bình trên 6% GDP - tỉ lệ cao nhất so với các nước đang nổi. 

Dữ liệu kinh tế gần đây của Việt Nam cho thấy họ đã tăng trưởng 18% trong xuất khẩu với mức tăng 26% trong lĩnh vực xuất khẩu máy tính và linh kiện và tăng 63% trong xuất khẩu máy móc và phụ tùng. 

Trong mấy tuần qua, bằng chứng từ các nước như Ấn Độ, Indonesia và Bangladesh đã cho thấy một cuộc đua để trở thành công xưởng thế giới tiếp theo sau Trung Quốc. Để làm cho đất nước hấp dẫn hơn, Ấn Độ và Indonesia đã thúc đẩy cải cách luật lao động, Bangladesh được báo chí đưa tin là đang đàm phán 17 thỏa thuận tự do thương mại hoặc ưu đãi thương mại. 


Thành công kinh tế của các nước như Trung Quốc và Singapore được đóng góp một phần bởi FDI. Trung Quốc đã chứng kiến mức tăng FDI từ 11,15 tỷ USD năm 1992 lên đỉnh điểm 290 tỷ USD năm 2013. Cũng từ đây, chi phí lao động ở nước này cao hơn đã bắt đầu khiến các nhà đầu tư chuyển sang các nước châu Á khác. 

Các chính sách thân thiện với kinh doanh, các khu công nghiệp, nguồn cung nhân công trẻ trung dồi dào (60% dân số) đã khiến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư khi dòng chảy vào Trung Quốc bắt đầu giảm. 

Kể từ đó Việt Nam đã chứng kiến mức tăng FDI hàng năm là 10,4 % và mức cao kỷ lục năm ngoái là 16,12 tỷ USD. 

Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi viết bài cho Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã cung cấp tri thức vàng ngọc về FDI mà 9 nước khác trong khối ASEAN phải lưu ý. Ông viết rằng sự ổn định chính trị xã hội, cấu trúc dân số cùng với đổi mới mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đã làm cho đất nước trở thành một điểm đến hấp dẫn FDI. 

Ngay cả trong thời gian khủng hoảng vì Covid-19, kinh tế Việt Nam vẫn có một vị thế tốt vì chính phủ đã đưa ra chính sách miễn giảm hoặc giãn thuế và phí sử dụng đất cho doanh nghiệp, sửa đổi lại luật đầu tư và thực thi thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu. 


Bắt đầu từ tháng 7/2020, EU đã gỡ bỏ 85% thuế đánh vào hàng hóa Việt Nam và dần dần cắt bỏ các thứ thuế còn lại trong 7 năm tiếp theo. Trong thời gian đó giá trị FDI đăng ký vào Việt Nam đạt trên 12 tỷ USD từ tháng 1 đến tháng 4/2020. 

Các nước như Thái Lan, Philippines, Malaysia và Indonesia đã trải qua biến động và bất ổn chính trị trong những năm gần đây và họ phải hiểu tầm quan trọng của ổn định để thu hút FDI. Tương tự như vậy Ấn Độ với dân số gấp 12 lần Việt Nam nhưng cũng không thể chơi tốt “quân bài dân số” của mình. 

Theo Eurasiantimes 

https://eurasiantimes.com/chinas-loss-is-not-indias-gain-as-asean-nations-led-by-vietnam-emerging-as-the-next-asian-tiger/

Post a Comment

Tin liên quan

    -->