Người phát ngôn ngoại giao Nam Phi Clayson Monyela đã ra thông báo cuối cùng cho hơn 200 nhân viên ngoại giao của hơn 10 nước, buộc họ phải rời khỏi Nam Phi trước ngày 14/6.
Trong một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nam Phi, người ta nói rừng lý do đưa ra quyết định trục xuất này là vì những nhân viên ngoại giao kia đã coi thường chính sách của Nam Phi, lạm dụng các đặc quyền ngoại giao. Sau khi tiến hành điều tra sâu với những nhân viên ngoại giao này, họ bị kết tội lợi dụng quyền miễn trừ ngoại giao để buôn lậu rượu trốn thuế.
Ngày 27/3/2020, sau khi Nam Phi thực hành cách ly xã hội toàn quốc đã thi hành kiểm soát nghiêm ngặt với rượu và thuốc lá. Các quan chức ngoại giao có quyền mua rượu miễn thuế để tự sử dụng nhưng không được dùng nó để bán hay bất kỳ mục đích thương mại nào.
Tuy nhiên các nhà ngoại giao từ Malawi, Eswatini, Lesotho, Ghana và Brundi đã lợi dụng chính sách của Nam Phi để mua rượu và thuốc lá với lượng lớn rồi sau đó bán lại cho các công ty và các thương nhân. Truyền thông Nam Phi đưa tin rằng các nhà ngoại giao Lesoho đã lợi dụng việc không phải nộp thuế để đưa rượu vào nước này, sau đó bán cho các quán rượu và nhà hàng. Hành vi này dẫn tới cục thuế vụ Nam Phi mỗi tháng tổn thất gần 100 triệu rand (tương đương 162 tỷ tiền Việt Nam).
Bộ Ngoại giao Nam Phi trong tuyên bố bổ sung thêm rằng chính phủ Nam Phi rất coi trọng quan hệ song phương với các nước như Malawi và không mong muốn sự việc này sẽ ảnh hưởng đến quan hệ hữu hảo giữa các quốc gia.
Vậy tại sao Nam Phi lại phải thi hành lệnh cấm nghiêm ngặt như vậy? Một trong những lý do quan trọng nhất là vì Nam Phi có hơn 50% dân số là người nghèo. Do chính sách cách ly để phòng dịch, mức sống của người dân khó có thể duy trì dẫn tới gia tăng ảnh hưởng tiêu cực lên ổn định xã hội.
Theo số liệu thống kê, Nam Phi là một trong những quốc gia có tỉ lệ phạm tội bạo lực cao nhất thế giới, đồng thời có hơn một nửa số vụ phạm tội mưu sát xảy ra liên quan đến rượu. Việc cấm tiêu thụ bia và rượu mạnh có thể giảm mạnh tỉ lệ xảy ra các sự vụ bạo lực và mưu sát.
Theo ước tính của một tổ chức nghiên cứu về an ninh ở Nam Phi, trong thời gian phong toả, tỉ lệ số vụ mưu sát giảm 63%, các loại tội phạm bạo lực khác và tai nạn giao thông cũng giảm đáng kể”.
Sau khi Nam Phi tuyên bố sự việc như trên, Bộ Ngoại giao Malawi đã xin lỗi về hành động của các quan chức ngoại giao của mình và hứa sẽ có hình thức kỷ luật sau khi các quan chức này về nước. Sau đó, Bộ Ngoại giao Lesotho cũng có phản hồi tương tự.
Theo QQ