Báo Indonesia: Đã đến lúc loại bỏ quân phiệt Myanmar khỏi Asean

Tờ Bưu điện Jakarta nói các lãnh đạo Asean nên dũng cảm đình chỉ tư cách thành viên của Myanmar cho đến khi nào họ thực hiện các cam kết, nhằm gây áp lực cho chính quyền quân phiệt của nước này.



Sự thách thức của nhà lãnh đạo quân phiệt Myanmar, tướng Min Aung Hlaing trước những kêu gọi về việc tuân thủ nhất trí 5 điểm để giải quyết cuộc khủng hoảng ở nước này đang là bằng chứng không chối cãi được về việc ông ta thiếu tôn trọng với Asean.

Đây là lúc các lãnh đạo của hiệp hội phải quy trách nhiệm cho ông ta về hành động khinh suất của mình. Tư cách thành viên của Myanmar trong Asean nên bị đình chỉ cho đến khi quân đội nước này trao trả quyền lực mà họ đã cướp đoạt từ chính phủ dân chủ được dân cử vào ngày 1/2 năm ngoái.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã được báo cáo là từ bỏ sự uỷ nhiệm của khối Asean trao cho ông nhằm bảo đảm rằng vị tướng Myanmar sẽ tuân thủ sự nhất trí mà ông ta đã đồng ý tại hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp Asean ở Jakarta hồi tháng 4 năm ngoái. Hun Sen ban đầu lạc quan rằng ông có thể tham gia với chính quyền quân sự Myanmar bởi vì ông hiểu rõ Asean đã giúp chấm dứt cuộc nội chiến ở Campuchia những năm 1980 như thế nào.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo, trong một bức điện gửi Hun Sen hồi tháng 1, đã nói Hlaing không có lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện các cam kết của ông ta. Widodo không muốn Hun Sen lặp lại lầm lỗi của Brunei trong việc không thông báo cho các thành viên Asean khác trước và sau khi gửi một phái đoàn đến đàm phán với chính quyền quân sự Myanmar.

Trên cương vị chủ tịch Asean năm nay, Hun Sen ban đầu có lòng tin rằng sự tham dự của ông với chính quyền Myanmar sẽ có hiệu quả hơn lập trường cứng rắn của Asean. Sau Hun Sen, Ngoại trưởng Campuchia Prak Sokhonn đã thăm Myanmar. Tuy nhiên cả hai chuyến đi đều thất bại.

Hun Sen sau đó nói rằng sẽ tốt hơn nếu Indonesia, chủ tịch Asean 2023, đảm nhận nhiệm vụ này. Tổng thống Widodo dự kiến sẽ tiếp nhận ghế Chủ tịch Asean vào tháng 11 sau khi Indonesia hoàn thành vị trí chủ tịch của nhóm G-20.

Đài Châu Á Tự do trích lời Hun Sen khi nói trước các khách mời, gồm Đại sứ Nhật ở Campuchia là Mikami Masahiro hồi tháng trước rằng: “Tôi ở tình huống mà nếu tôi làm tôi sẽ đáng ghét và nếu không làm thì cũng đáng ghét, vì thế hãy cứ để nó vậy đi”.

Để gây áp lực lên chính quyền quân sự Myanmar, các lãnh đạo Asean nên có dũng cảm đình chỉ tư cách thành viên của nước này cho đến khi họ thực hiện các cam kết. Việc ngăn chính quyền quân sự này tham gia vào các cuộc họp chính thức của Asean là không đủ. Các lãnh đạo Indonesia, Malaysia, Singapore và sau đó là Philippines đã tẩy chay chính quyền quân sự Myanmar hồi năm ngoái, một việc chưa có tiền lệ và các nỗ lực mạnh mẽ hơn là cần thiết.

Cũng có khả năng Asean sẽ cho phép Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG) là chính phủ lưu vong đại diện cho bà Aung San Suu Kyi, được tham gia các cuộc họp Asean. Nhưng với sự ngờ vực về bà Suu Kyi ở Indonesia và Malaysia, sẽ không dễ để hai nước này chấp nhận NUG.

Lãnh đạo Myanmar Suu Kyi đã từ chối đến thăm trước với Jakarta và Kuala Lumpur, coi thường chuẩn mực lâu đời của Asean, có lẽ bởi vì căng thẳng về cộng đồng Hồi giáo thiểu số Rohingya trong quốc gia Myanmar chủ yếu theo đạo Phật.

Asean cũng cần làm việc với thế giới bên ngoài, đặc biệt là phương Tây và các nước tiên tiến khác như Nhật Bản, để bảo đảm các trừng phạt kinh tế chống lại các tướng lĩnh Myanmar và đình chỉ hợp tác quân sự với quân đội Myanmar.

Hlaing và các tướng lĩnh khác của Myanmar có thể nghĩ họ có thể tồn tại mà không cần Asean hoặc thậm chí không cần thế giới. Họ đã lầm.

Nguồn tin: https://www.straitstimes.com/asia/se-asia/time-to-kick-out-myanmars-junta-from-asean-jakarta-post

Bình luận của Mõ Quốc Tế: Sự lớn tiếng của tờ báo Indonesia này có vẻ là họ mong muốn Asean giải quyết xong hoặc cơ bản xong cái chủ đề khó khăn là Myanmar trước khi Indonesia đảm nhiệm vị chí chủ tịch khối vào năm sau.

Post a Comment

Tin liên quan

    -->