Báo Nga: TQ bị tố tấn công mạng vào Ukraine trước khi Nga nổ súng

Trong những tháng trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự nhắm vào Ukraine, đã có nhiều tin tức về các vụ tấn công mạng lớn nhắm vào chính phủ và các dịch vụ ngân hàng của Ukraine. Mặc dù Ukraine cáo buộc rằng Nga đứng sau những cuộc tấn công này, không có nhóm hay nhà nước nào tuyên bố nhận trách nhiệm về những vụ việc đó.



Tuy nhiên Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) đã cáo buộc Trung Quốc đứng sau một loạt vụ tấn công mạng lớn vào các hệ thống hạt nhân và quân sự của Ukraine trước khi cuộc khủng hoảng hiện nay diễn ra, tin tức được tờ The Times của Anh công bố với trích dẫn từ tài liệu của tình báo mà họ thu được.

Theo tin của The Times, chính phủ TQ đã nỗ lực xâm nhập hơn 600 website thuộc chính phủ Ukraine và các cơ quan quan trọng khác. Các vụ tấn công này đã bắt đầu trước khi kết thúc Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022 và tăng tốc trong ngày trước khi Moscow phát động chiến tranh vào 24/2.

Hơn nữa, trong tài liệu này còn cho rằng Trung Quốc đã nỗ lực thâm nhập nhiều cơ quan, không chỉ của lực lượng vũ trang Ukraine mà còn cả ngân hàng quốc gia và cơ quan quản lý đường sắt.

Theo phản ánh của The Times, các vụ tấn công nhằm đánh cắp dữ liệu và tìm cách phá huỷ hoặc đóng cửa các cơ sở hạ tầng về quốc phòng cần thiết của Ukraine.

SBU nói trong tài liệu rằng họ đã phát hiện các vụ hack trông có vẻ đến từ đơn vị tác chiến không gian mạng của quân đội TQ. Các vụ tấn công khai thác mạng máy tính (CNE), vốn được dùng để trinh sát và gián điệp, đã gia tăng.

Tình báo Ukraine được đưa tin rằng đã nhận được một loạt bản ghi chi tiết về quy mô của các vụ hack và gồm cả các mục tiêu hạt nhân – việc được cho là do một nước khác chuẩn bị.

Trung Quốc đã tuyên bố họ ủng hộ cho giải pháp hoà bình cho cuộc xung đột, và họ sẽ không bị lôi kéo vào một vụ đối đầu. Tuy nhiên, một số chuyên gia, được tờ The Hill của Mỹ trích dẫn, đã bày tỏ ý kiến rằng TQ có thể có dính lứu vào những sự việc từ phía sau hậu trường.

Tuy nhiên các chuyên gia khác chỉ ra rằng hợp tác đó giữa Nga và TQ là không có khả năng.

Jossephine Wolff, Pho giáo sư về chính sách an ninh mạng tại Trường Fletcher Đại học Tufts được trích dẫn trên tờ The Hill nói rằng: “Về cơ bản, khi chúng ta nói về Trung Quốc trong lĩnh vực không gian mạng, chúng ta sẽ nói về gián điệp mạng hơn là tấn công mạng”.

Hơn nữa, theo bài báo này, thay vì làm tổn hại hoặc gây hại cho các mạng cơ sở hạ tầng quan trọng và sự vận hành của nó, những hacker TQ được cho là thích sử dụng gián điệp mạng để thu thập tình báo, đánh cắp sở hữu trí tuệ và bí mật kinh doanh hơn.

Các chuyên gia được trích dẫn nói rằng họ không thấy bất kỳ bằng chứng đáng tin cậy nào chứng tỏ có sự cộng tác của TQ với Nga trong việc phát động tấn công mạng vào Ukraine.

Michael Daniel, chủ tịch kiêm CEO của Cyber Threat Alliance nói: “Tôi thấy không có khả năng Nga cần sự trợ giúp của TQ trong việc này. Nga có nhiều khả năng về mạng của riêng họ… Thật khó để tưởng tượng về một sự cộng tác như vậy”.

Nguồn tin: https://sputniknews.com/20220402/cyberattacks-against-ukraines-military-issued-by-china-ahead-of-russias-special-op-agency-claims-1094409451.html

Bình luận của Mõ Quốc Tế: Báo Nga trích dẫn nguồn tin từ báo Anh và báo Mỹ về việc cáo buộc TQ tấn công mạng của Ukraine trước khi chiến tranh nổ ra. Việc làm này có thể có 2 khả năng: Một là để tuyên truyền thêm rằng Nga không làm việc đó và Hai là để gián tiếp bêu xấu ông bạn TQ thừa nước đục thả câu, miệng ủng hộ hoà bình, tay vẫn gõ phím tấn công mạng. Tuy nhiên việc xác định ai là người đứng sau các vụ tấn công mạng vẫn là điều không dễ làm và đôi khi những tài liệu của các cơ quan tình báo xì ra cho báo chí, chắc gì đã không phải là một đòn hoả mù.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn