Nước ngoài trưng bày những gì tại triển lãm quốc phòng Việt Nam 2022


Nga 

Tại triển lãm quốc phòng Việt Nam, Nga có các đại diện như Rosoboronexport, Rostec, United Aircraft Corporation (UAC), nhưng các trưng bày chủ yếu là mô hình. Các hệ thống tên lửa pháo binh với nhiều kích cỡ, gồm các bệ phóng được lắp vào xe tải hạng nhẹ, cũng được trưng bày. Một số trong đó đã được sửa chữa để cung cấp khả năng tấn công chính xác với sai số chỉ 30m trong cự ly bắn 120 km. Để thu thập chính xác thông tin về mục tiêu ở cự ly đó, các đơn vị pháo binh có thể sử dụng máy bay không người lái Orlan – cũng có mô hình được trưng bày bên cạnh.

Cơ chế điều chỉnh hướng này được SPLAV phát triển giúp cải thiện độ chính xác cho các tên lửa 300mm, để nó có thể đánh trúng mục tiêu ở cự ly 120 km với sai số chỉ 30m.


Mô hình UAV Orlan-10B được lực lượng Nga sử dụng phổ biến để xác định vị trí và theo dõi mục tiêu cho pháo binh và đánh giá thiệt hại chiến trường.


Đây là xe phóng pháo phản lực 9M452 mới với 6 ống phóng của công ty SPLAV, một phiên bản gọn nhẹ hơn của hệ thống Tornado-S được mang trên xe tải Kamaz.


Ấn Độ

Ấn Độ có sự hiện diện mạnh mẽ tại triển lãm với 20 trưng bày thuộc cả lĩnh vực nhà nước và tư nhân cũng như các tổ chức nghiên cứu và phát triển. Họ chủ yếu tập trung vào tên lửa hành trình siêu âm BrahMos – loại đã được sử dụng trong hải quân và lục quân của Ấn Độ và sẽ được bắn thử trên Su-30 MKI của nước này, một loại máy bay tương tự Su-30 Việt Nam đang dùng.



Ấn Độ đã sẵn sàng bán BrahMos cho Philippines và đang đàm phán bán nó cho Indonesia và Việt Nam. Các hệ thống vũ khí khác được trưng bày ở triển lãm gồm tên lửa phòng không Akash, tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn Astra (cũng được phát triển cho Su-30MKI và máy bay nội địa Tejas MK1) và xe chiến đấu bộ binh có thể thay thế cho xe BTR ở Việt Nam.




Mỹ

Kể từ khi gỡ bỏ cấm vận vũ khí năm 2016, Mỹ đã tăng cường đáng kể thương mại quốc phòng với Việt Nam, bao gồm bán máy bay huấn luyện T-6 và đào tạo phi công thông qua quỹ Hỗ trợ Quân sự nước ngoài. Việc bán máy bay chiến đấu F-16 và máy bay vận tải C-130 cũng đang trong xem xét. Các công ty tham gia triển lãm của Việt Nam gồm Lockheed Martin, Textron, Honeywell và Aerovironment.

Israel

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tìm cách đa dạng hóa nguồn cung vũ khí ra bên ngoài Nga và đã mua hệ thống phòng không Spyder và hệ thống phòng thủ bờ biển của Israel. Việt Nam cũng bày tỏ quan tâm đến tên lửa phòng không Barak-8 của Israel trong một phần của khoản đầu tư 500 triệu USD.




Séc và Slovakia

Thị trường quốc phòng Việt Nam được công nghiệp quốc phòng Séc và Slovakia (được tổ chức dưới tập đoàn CSG) quan tâm. Doanh nghiệp này gồm 11 công ty khác nhau từ cả hai nước, bao gồm Excalibur Army (nhà sản xuất xe bọc thép), Tatra Defense Vehicles (sản xuất xe tải), MSM Group (nhà cung cấp đạn), Retia (chuyên về radar) và các công ty khác.

Gian hàng của tập đoàn CSG. 



Nguồn: https://defense-update.com/20230105_foreign-exhibits-at-vietnam-defence-2022.html



Post a Comment

Tin liên quan

    -->