Thủ tướng Việt – Lào – Cam cùng ăn sáng và thảo luận về vấn đề biên giới

Thủ tướng Campuchia, Việt Nam, Lào đã đồng ý tiếp tục thực hiện phân định biên giới của 3 nước để sớm hoàn thành và để tăng cường hơn nữa hợp tác ngoại giao.



Sự nhất trí của các thủ tướng ba nước láng giềng diễn ra trong cuộc gặp bữa sáng tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Jakarta.

Meas Sophorn, người phát ngôn nội các của Thủ tướng Hun Manet, hôm qua nói rằng “các lãnh đạo ba nước đã thảo luận và thống nhất các nguyên tắc như duy trì truyền thống ăn sáng gặp gỡ và thảo luận công việc ba bên trước khi tham dự hội nghị thượng đỉnh khu vực, việc đó đã luôn mang lại lợi ích cho cả ba nước”.

Ông Hun Manet và những người đồng cấp của Việt Nam và Lào, cũng đã đồng ý tiếp tục thực hiện 5 điểm hợp tác để mang lại lợi ích cho nhân dân ba nước.

“Ba bên tiếp tục làm việc với nhau và thúc đẩy các vấn đề còn tồn đọng. Bên cạnh đó, thực hiện phân định biên giới giữa ba nước sẽ được hoàn thành sớm”.

Ba nước cũng đồng ý tiếp tục hợp tác về các mặt kinh tế xã hội, an ninh, giao lưu nhân dân, kết nối văn hóa và truyền thống, để tăng cường hơn nữa quan hệ và kết nối giữa ba nước bằng tất cả các biện pháp, bao gồm thông qua cơ sở hạ tầng như cầu, đường bộ, đường sắt và cảng biển, cũng như chuỗi cung ứng và du lịch, Sophorn nói thêm.

Trong cuộc gặp, ông Phạm Minh Chính đã gửi lời chào đến cựu Thủ tướng Hun Sen, người hiện giờ là chủ tịch Hội đồng Cơ mật tối cao của nhà Vua, và bày tỏ mong muốn gặp trực tiếp ông Hun Sen vào một dịp nào đó. Thủ tướng Lào Siphandone mời ông Hun Manet thăm chính thức Lào vào năm 2024.

Koy Pisey, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề biên giới và du lịch, hôm qua nói việc phân định biên giới Việt Nam – Campuchia đã hoàn thành 84% và một thỏa thuận mới sẽ sớm được ký kết với 16% còn lại.

Với 86% biên giới Lào – Campuchia đã phân định, hai chính phủ đồng ý rằng quyết định về 14% còn lại cần phải được đưa ra nhanh chóng khi các cuộc đàm phán đã bị đình trệ.

Bà Koy Pisey nói: “Chúng tôi tiếp tục làm việc về các vấn đề còn lại với Việt Nam và Lào để đưa tất cả các khu vực biên giới trở thành các khu kinh tế và thương mại quốc tế càng sớm càng tốt”.

“Về những việc đã hoàn thành, chúng tôi cũng tiếp tục giám sát và duy trì tiến trình này thông qua việc thành lập các chốt biên giới mạnh và tránh bất kỳ sự hiểu lầm nào với các nước láng giềng”, Pisey nói thêm.

Thong Mengdavid, giám sát nghiên cứu tại Viện Tầm nhìn châu Á (AVI) nói hợp tác cốt yếu giữa Campuchia, Lào, Việt Nam (CLV) là phát triển biên giới, an ninh và hợp tác xuyên biên giới, các hoạt động thương mại, giao lưu nhân dân và kết nối cơ sở hạ tầng.

Việc phân định biên giới đang diễn ra giữa ba nước là ưu tiên hàng đầu để bảo đảm không có xung đột hay hiểu lầm nào nữa và để tăng cường phát triển biên giới, ông Mengdavid nói.

Các hoạt động thương mại CLV cũng là chương trình nghị sự quan trọng cho việc thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới, hòa bình và phát triển dọc biên giới.

Campuchia có đường biên giới 1270 km với Việt Nam và hai nước đã tích cực làm việc để phân định biên giới từ năm 2006.

Khi hai nước ký Hiệp ước Bổ sung năm 2005, cả hai bên cam kết sẽ kết thúc phân định vào năm 2008 nhưng rồi lại bị trì hoãn đến 2012. Tuy nhiên, sự bất đồng về một số vùng biên giới đã nảy sinh và làm đình trệ tiến trình phân định biên giới.

Campuchia và Lào có biên giới dài 555 km, bắt đầu tư biên giới với Thái Lan ở phía Tây và kết thúc tại biên giới với Việt Nam ở phía Đông.

Nguồn tin:
https://www.khmertimeskh.com/1355326/pm-discusses-border-issues-with-vietnam-laos-counterparts/



Post a Comment

Tin liên quan

    -->