Không quân Việt Nam thành lập tương đối muộn, ngày
22/10/1963, Việt Nam thành lập lực lượng Phòng không - Không quân nhân dân, chỉ
có 83 chiếc máy bay, trong đó 44 chiếc là máy bay vận tải, 12 chiếc trực thăng
và 27 chiếc máy bay huấn luyện, không có máy bay chiến đấu nào.
Từ tháng 2/1964 trở đi, Liên Xô chuyển cho Việt Nam 36 chiếc
Mig-17. Tháng 4 năm sau, Không quân Việt Nam lần đầu tiên bắn hạ máy bay đối
phương là hai chiếc F-8 của Không quân Hải quân Mỹ, mặc dù Mỹ từ chối thừa nhận
hai chiếc máy bay này bị bắn rơi. Để kỷ niệm chiến tích này, người Việt Nam lấy
ngày đó làm ngày truyền thống Không quân.
Trong toàn bộ thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Không quân VN
trước sau xuất hiện 16 phi công đạt đẳng cấp ace (tức là bắn hạ được từ 5 máy
bay địch trở lên), trong đó Nguyễn Văn Cốc là phi công ace hàng đầu của Việt
Nam với thành tích bắn hạ 9 máy bay địch. Ông cũng vì thế mà năm 1998 được
thăng lên làm Tư lệnh Không quân Việt Nam. Khảo sát thời kỳ chiến tranh Việt
Nam, không quân Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối trên bầu trời về cả số lượng lẫn công
nghệ, vậy mà Không quân Việt Nam có thể thu được chiến tích như thế thật không
dễ dàng.
Đến năm 1972, Không quân Việt nam đã phát triển đến 4 trung
đoàn không quân với 194 phi công, gần 200 chiếc máy bay, trong đó có 120 chiếc
máy bay Mig-21 hiện đại. Thời kỳ này chiến tranh Việt Nam bắt đầu bước vào thời
kỳ không chiến với tốc độ siêu âm. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử nhân
loại xuất hiện những trận không chiến với tốc độ gấp 2 lần tốc độ âm thanh.
Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, do thu được một lượng
lớn trang bị của Không quân VNCH, trong đó gồm các máy bay chiến đấu F-5, máy
bay vận tải C-123, C-130, máy bay ném bom A-37 và trực thăng UH-1, Không quân
Việt Nam nhanh chóng mở rộng, đạt đến quy mô 1000 máy bay, gần như trong 1 đêm lột
xác trở thành một lực lượng không quân quy mô.
Tháng 7 đến tháng 8 năm 1979, Liên Xô cung cấp cho Việt Nam
một số lượng lớn máy bay chiến đấu mới, trong đó có 180 chiếc Mig-21 bis ( so với
J-7II và J-7III của Trung Quốc thời đó tiên tiến hơn nhiều). Tổng số trung đoàn
máy bay chiến đấu của Việt Nam khi đó tăng lên đến 8 trung đoàn. Sau đó, Liên
Xô lại cung cấp cho Việt Nam 46 chiếc Su-22M3 nữa.
Đến thập niên 1980, do các máy bay chiến lợi phẩm thu được bị
loại biên, Không quân Việt Nam chỉ còn duy trì 500 chiếc máy bay chiến đấu, lấy
Mig-21 làm máy bay chủ yếu. Khi đó Không quân Việt Nam có số lượng Mig-21 còn
nhiều hơn số lượng máy bay J-7 của Trung Quốc. J-7 tức là phiên bản Mig-21 do
Trung Quốc tự chế tạo.
Từ thập niên 1990 trở đi sau khi Liên Xô giải thể, Việt Nam
mất đi nguồn viện trợ bên ngoài, kinh tế phát triển tương đối khó khăn, do vậy
thiếu kinh phí, luôn luôn không có khả năng mua sắm vũ khí quy mô lớn. Cho đến
vài năm gần đây, do cải cách kinh tế thu được thành tựu nhất định, Việt Nam dần
dần tiến hành nâng cấp và hiện đại hóa quy mô lớn cho lực lượng không quân.
Hiện nay, Không quân Việt Nam có tổng binh lực 3 vạn người,
biên chế vào 4 sư đoàn lữ đoàn không quân, tổng cộng 13 trung đoàn, trong đó có
5 trung đoàn máy bay chiến đấu, 3 trung đoàn vận tải, 3 trung đoàn huấn luyện,
2 trung đoàn cường kích. Lực lượng phòng không mặt đất có 6 sư đoàn phòng không,
tổng cộng 17 trung đoàn tên lửa, 7 trung đoàn pháo, 6 trung đoàn radar.
Trang bị Không quân Việt Nam có tổng cộng 480 chiếc máy bay
các loại, trong đó máy bay chiến đấu 240 chiếc. Trang bị hiện nay của Không
quân Việt Nam vẫn tương đối cũ, ngoài mấy chục chiếc Su-27 và Su-30 ra, còn lại
200 chiếc Mig-21, Su-22 chưa được nâng cấp hiện đại hóa.
Do lo lắng về an ninh, mấy năm gần đây, Việt Nam đã nhập khẩu
rất nhiều vũ khí tiên tiến từ nước ngoài. Trong lĩnh vực không quân, năm 2003 bắt
đầu nhập khẩu 11 chiếc Su-27 từ Nga. Từ 2004 đến 2012 nhập từ Nga tổng số 24
chiếc Su-30MK2V. Tháng 8/2013 lại ký hợp đồng nhập từ Nga 12 chiếc Su-30 nữa. Hợp
đồng này đã hoàn tất giao hàng năm 2016. Trừ một chiếc đã rơi năm ngoái, hiện
nay Việt Nam có tổng cộng 45 chiếc Su-27 và Su-30. Với số lượng này, trừ
Singapore ra thì Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về lực lượng không quân.
Su-30MK2V là phiên bản Nga xuất khẩu cho Việt Nam được cải
tiến dựa trên cơ sở chiếc Su-30MKK xuất khẩu cho Trung Quốc. Trang bị của nó có
hệ thống kiểm soát hỏa lực SDU-10U đã được cải tiến giúp nó theo dõi đồng thời
10 mục tiêu và dẫn tên lửa không đối không công kích 2 mục tiêu cùng lúc.
Về mặt tác chiến đối đất và đối hải, có thể dẫn các tên lửa
đối đất đối hải như X-59, Kh-31, Kh-35, cùng các loại bom chính xác dẫn đường bằng
laser hoặc truyền hình. Ngoài ra, Su-30MK2V còn tích hợp định vị vệ tinh. Năng
lực tác chiến của Su-30MK2V so với Su-30MKK Trung Quốc đã mua trước đó là tốt
hơn và tương đương với Su-30MKK2 của Không quân Hải quân Trung Quốc.
Theo như tin đồn Việt Nam còn đang muốn mua Su-35 của Nga, từ
năm ngoái bắt đầu có tin Việt Nam đang đàm phán với Nga để mua từ 12 đến 16 chiếc
Su-35 trị giá khoảng 1 tỷ USD. Trong khi hợp đồng mua Su-35 của Trung Quốc giá
đến 8,3 tỷ USD. Điều này có thể gọi là Trung Quốc mua cái gì họ mua cái đó. Có
thể nói Không quân Việt Nam hôm nay đang nhanh chóng chuyển mình thành lực lượng
không quân lấy máy bay chiến đấu thế hệ 4 làm chủ lực. 3 loại máy bay Su-27,
Su-30 và Su-22 Việt Nam hiệp đồng tác chiến, nắm lấy quyền khống chế các mục
tiêu trên biển, chiến thuật đó tương tự như chiến thuật hiệp đồng J-11,
Su-30MKK và JH-7 của Trung Quốc.
Theo Sina
Tags:
tay-tau-noi-ve-viet-nam