Hợp tác Việt Mỹ: Trước khi đặt chân xuống, VN cần sự đảm bảo từ Mỹ

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis gần đây đã có chuyến thăm đầu tiên đến châu Á. Điều quan trọng là chuyến đi đến Indonesia và Việt Nam - cả hai nước được liệt kê như những đối tác đang phát triển quan trọng của Mỹ trong Chiến lược An ninh Quốc gia và Chiến lược Quốc phòng Quốc gia mới công bố gần đây.


Chuyến đi không chỉ đánh dấu vai trò lớn hơn của hai nước này trong khu vực mà còn cho thấy Mỹ đang chú trọng vào hợp tác vượt ra ngoài các đồng minh của họ trong khu vực là Thái Lan và Philippines. Biết rằng không có quan hệ nào giống nhau mà “chúng hoặc là mạnh hơn hay yếu hơn”, Mattis đã xác nhận rằng Mỹ muốn quan hệ mạnh hơn với một Việt Nam mạnh hơn.

Hà Nội đã có các nỗ lực tích cực từ những ngày đầu để tương tác với chính quyền mới của Mỹ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên, lãnh đạo châu Á thứ ba (sau Thủ tướng Nhật và Chủ tịch Trung Quốc) đến gặp ông Donald Trump ở Washington. Nhiều chuyến thăm cấp bộ trưởng cũng đã diễn ra và ông Trump đã đến Việt Nam tháng 11 năm ngoái.

Ý tưởng về chuyến thăm của một tàu sân bay Mỹ đã được nêu ra trong chuyến thăm đến Washington của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch hồi tháng 8 năm ngoái. Ở Hà Nội, Mattis đã có cuộc gặp ngắn với Chủ tịch Trần Đại Quang, thăm ngôi chùa Trấn Quốc lịch sử và thảo luận các kế hoạch để tàu sân bay USS Carl Vinson đến Đà Nẵng vào tháng 3/2018.

Đó cũng sẽ là chuyến thăm đầu tiên như vậy kể từ khi lực lượng Mỹ rút khỏi Việt Nam cuối cuộc chiến tranh năm 1975. Chỉ hai  người trước khi Mattis đến, Mỹ đã cam kết khắc phục chất độc da cam dioxin ở sân bay Biên Hòa trong nỗ lực tiếp tục giải quyết hậu quả chiến tranh.

Trong khi chuyến thăm của tàu sân bay sẽ là một biểu tượng đáng chú ý - nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc tấn công Tết - sự tranh cãi nó có thể mang đến không phải là từ lịch sử mà từ các sức mạnh hiện tại trong khu vực này.

Vậy điều này sẽ được Trung Quốc nhìn như thế nào? Một người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã được trích dẫn trên báo chí nói rằng Trung Quốc không phản đối việc tàu Carl Vinson thăm Việt Nam, nhưng tờ Thời báo Hoàn Cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc gọi kế hoạch là “lằn ranh đỏ” mà cả Mỹ và Việt Nam không nên vượt qua.

Bắc Kinh sẽ nhìn một chuyến thăm như vậy như là sự can thiệp vào tranh chấp Biển Đông - nơi mà họ muốn những người bên ngoài như Mỹ hãy tránh xa. Việc Trung Quốc không hài lòng khi Washington và Hà Nội nối lại quan hệ hữu nghị là không ngạc nhiên, vì những sự phát triển này diễn ra giữa bối cảnh căng thẳng xuất  hiện sau khi Mỹ công bố chiến lược quốc phòng quốc gia, trong đó chỉ đích danh Trung Quốc là một “đối thủ chiến lược”.

Thêm vào đó là chiến dịch tự do hàng hải mới nhất (FONOP) của một tàu chiến Mỹ. Vào ngày 17/1, tàu USS Hopper đã đi gần bãi cạn Scarborough - một chủ đề tranh cãi dữ dội giữa Trung Quốc và Philippines sau khi Trung Quốc chiếm nó năm 2012.

Trung Quốc khăng khăng rằng FONOP vi phạm chủ quyền của họ và nói rằng các cuộc tuần tra này đã ép Trung Quốc phải tăng cường các khả năng phòng thủ, bao gồm việc thiết lập các căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo.

Việt Nam cũng tích cực và kiên định duy trì các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Chuyến thăm của Mattis đến các nước Đông Nam Á và đặc biệt là các cam kết hợp tác gần gũi hơn với Hà Nội, đã kích động thêm đối với Bắc Kinh.

Việt Nam là một quốc gia chủ quyền đã nêu lập trường theo đuổi các chính sách đối ngoại và quốc phòng độc lập. Nhưng Trung Quốc đã nuôi dưỡng thói quen báo hiệu những gì họ muốn và không muốn đến các nước láng giềng. Bắc Kinh thường nói với các nước như Việt Nam rằng họ sẽ phản ứng mạnh và láng giềng phía Nam không có cách gì để nhận định.

Trong cuộc tranh luận mở rộng về sự cưỡng ép ngoại giao của Trung Quốc, điều quan trọng là đánh giá các ngôn từ của họ - là mô tả sự không hài lòng, sự thất vọng hay là cảm giác tổn thương - Đó là một bộ phận quan trọng của chiến lược của Bắc Kinh. Các ngôn từ như vậy thường được đưa ra trước hoặc là thay cho các hành động cưỡng ép. Đối với mục đích của Trung Quốc, truyền đạt sự không hài lòng của họ thường đã đủ để làm thay đổi hành vi của quốc gia bị nhắm mục tiêu.

Để đứng lên đối phó Bắc Kinh, Việt Nam cần đảm bảo có sự hỗ trợ mạnh mẽ và tiếp tục của Mỹ. Hà Nội đã phát triển một mô hình phản ứng và cảm giác tương đối tốt về khi nào thì nên đưa ra phản ứng và khi nào thì chống cưỡng ép. Ví dụ, tháng 5/2014, khi Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở quanh quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam đã phát động một chiến dịch tập trung vào ngoại giao và truyền thông chống lai sự cưỡng bức của Trung Quốc. Kết quả là cuối cùng Trung Quốc phải rút giàn khoan sớm hơn dự kiến.

Tuy nhiên tháng 7/2017, dưới áp lực của Trung Quốc buộc ngừng hoạt động hợp tác khoan dầu khí với công ty Repsol, Hà Nội đã phải nhượng bộ. Dĩ nhiên phản ứng trong mỗi tình huống sẽ tùy thuộc vào tính chất của vấn đề và các thực tế khác như lợi ích của sự nhượng bộ hoặc cái giá của việc chống lại.

Việt Nam xem chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ như một cơ hội quý giá để đối trọng sự áp đảo của Trung Quốc nhưng một số cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục, có lẽ liên quan đến thời điểm của chuyến thăm, thời gian kéo dài bao lâu và Việt Nam sẽ nói gì về ý nghĩa quan trọng của nó khi nó ở đó.


Tuy nhiên, khi đặt chân xuống, Việt Nam cần Washington tiếp tục cam đoan rằng lập trường cứng rắn của Mattis đối với Trung Quốc không phải nhất thời và rằng cam kết của Mỹ đối với Biển Đông tiếp tục là ưu tiên của ông Trump. 

1 Nhận xét

  1. việt nam đã giành độc lập từ năm 75 và bây giờ vẫn giữ đc sự độc lập của mình

    Trả lờiXóa
Mới hơn Cũ hơn