Báo TQ: Nga quá thông minh, một vụ kinh doanh ăn hai lần, người Việt Nam bất hạnh

Gần đây tờ Toutiao của Trung Quốc có một bài bình luận xoay quanh việc Nga giới thiệu phiên bản nâng cấp của tàu Gepard 3.9. Trong đó họ cho rằng người Nga đã cố ý giấu bớt tùy chọn khi đàm phán đóng tàu Gepard cho Việt Nam để sau này xây dựng một phiên bản nâng cấp quay lại chào hàng. 

Đồ họa phiên bản nâng cấp tàu dự án 11661 từ thời kỳ trước. 

Bài báo viết: Là kỳ hạm của Hải quân Việt Nam, tàu hộ vệ Gepard 3.9 thuộc dự án 11661E do Nga chế tạo mặc dù nghe có vẻ uy phong lẫm liệt nhưng từ thời kỳ mới bắt đầu phục vụ đến nay, con tàu này vẫn chưa thoát khỏi tình huống lúng túng của hỏa lực yếu kém. Phạm vi hỏa lực của nó thậm chí còn không bằng tàu tên lửa 500 tấn mới phục vụ gần đây của Nga. 



Gần đây, Nga chính thức giới thiệu tại triển lãm LIMA 2019 ở Malaysia một phiên bản cải tiến mới nhất của tàu Gepard 3.9. Xem xét trong phạm vi toàn thế giới, ngoài Nga chỉ có Việt Nam trang bị loại tàu này cho nên có thể nói phương án cải tiến này là làm vì Việt Nam thì cũng không phải là nói quá. 

Xét ở hiện tại, 4 tàu Gepard 3.9 đang hoạt động trong Hải quân Việt Nam đều chỉ có thể xem là có công năng hữu hạn ở tàu tuần tra. Về mặt chống hạm, 8 quả tên lửa chống hạm cận âm Kh-35 tuy tầm bắn cũng khá nhưng uy lực và năng lực đột phá phòng không cơ bản là không mạnh. Về mặt chống ngầm, nhà chứa máy bay của tàu này cơ bản là một thứ trang trí, không thể hỗ trợ cho công việc tiếp tế và bảo trì trực thăng trên hạm. Về phương diện phòng không, chỉ có một hệ thống phòng không tầm gần Palma cho nên chỉ tự vệ cũng đã khó khăn... Tổng kết lại một câu thì nó cái gì cũng có thể làm nhưng cái gì cũng làm không đến nơi. 

Mô hình tàu Gepard nâng cấp tại triển lãm LIMA 2019. 

So sánh một chút, tại LIMA 2019 Nga ra mắt phiên bản nâng cấp Gepard 3.9 với rất nhiều chỗ mạnh hơn: Boong trước của tàu thay hệ thống Palma bằng hệ thống UKSK có thể dung nạp và bắn được một loạt tên lửa các loại. Đây là hệ thống tích hợp cho phép tàu có thể tấn công đối đất tầm xa, chống ngầm và đối hạm chỉ qua một cửa. Hai dàn phóng tên lửa Kh-35 được thay bằng những ống phóng hình chữ Y, đồng thời do ống phóng và tên lửa di chuyển lên phía trước cho nên mặt boong sau vẫn đủ đặt đặt một nhà chứa trực thăng hoàn chỉnh. Điều này có ý nghĩa là việc sử dụng trực thăng liên tục trên tàu có thể thành hiện thực. 

Theo giải thích của phía Nga, những cải tiến này không đòi hỏi phải kéo dài thân tàu cho nên nó rất khả thi. Điều này không nghi ngờ gì là rất đáng giá đối với Việt Nam. 

Điều chắc chắn là sau khi người Nga ra mắt phiên bản tàu cải tiến này, những tàu hộ vệ Gepard 3.9 trong tay Việt Nam hiện nay sẽ có thể trở thành những nền tảng phóng tên lửa hành trình trong phạm vi vài trăm km, do vậy ảnh hưởng tổng thể với năng lực của Việt Nam có thể nói là đủ biết nặng nhẹ thế nào. Nhưng Nga cũng sẽ đưa ra một mức giá xứng đáng, chịu được hay không còn phải xem Việt Nam thế nào. 


Nhưng đối với người Nga, gói nâng cấp mới ra mắt năm nay về cơ bản lại là một sự cắt xén bớt so với dự án 11661E nguyên bản. Trước khi cung cấp cho Việt Nam tàu dự án 11661E, Nga còn có 2 phiên bản tàu hộ vệ 11661 cơ sở khác đang được thi công chậm chạp. Trong đó có một tàu được trang bị các vũ khí thực nghiệm như ống phóng thẳng đứng UKSK. Sau đó nó được đổi tên thành tàu hộ vệ 11661K và đi vào phục vụ trong hạm đội Caspi. Điểm quan trọng nhất trong gói nâng cấp là tính năng phóng nhiều loại tên lửa hành trình các cỡ, khả năng này hoàn toàn khả thi trên các tàu Gepard của Việt Nam. 

Một tàu chiến Nga đang phóng tên lửa hành trình vào Syria. 

Nói cách khác, khi Việt Nam lựa chọn tàu 11661 làm cơ sở cho tàu hộ vệ hạng nhẹ của mình, hệ thống UKSK đáng lẽ phải là một điểm để thương lượng nhưng người Nga đã không đưa những tích hợp cao cấp này ra trước mắt phía Việt Nam mà lặng lẽ giấu nó đi để chuẩn bị cho một phương án nâng cấp tương lai. 

Đương nhiên trong trường hợp này, Việt Nam vẫn phải dựa vào Nga để nâng cấp các tàu Gepard 3.9 đến hoàn chỉnh nhưng người Việt Nam từ nay về sau liệu có dần dần giảm hứng thú với việc tiêu thụ các vũ khí Nga hay không thì rất khó nói trước. 

Nguồn: https://www.toutiao.com/a6680767257804538379/ 

Những phân tích và kết luận của bài báo này nghe cũng có lý. Tuy nhiên vấn đề tùy chọn cấu hình vũ khí tàu Gepard đóng cho Việt Nam được đàm phán như thế nào thì chúng ta cũng không biết rõ nên không ai dám chắc chắn là người Nga đã cố ý giấu tùy chọn hệ thống UKSK đi. Do vậy đây có lẽ cũng là một lập luận có tính chất võ đoán hoặc có ý muốn khích bác.



3 Comments

Tin liên quan

    -->