Vứt bỏ lương thực để mang thêm đạn, lính TQ 1979 nhận bài học xương máu

Dưới đây là một bài viết trên tờ Toutiao kể về việc quân Trung Quốc khi bắt đầu tấn công Việt Nam tháng 2/1979 đã nghĩ ngon ăn vứt bỏ bớt lương thực để mang thêm đạn. Chúng tưởng dễ như lời huênh hoang của Đặng Tiểu Bình "Sáng ăn cơm Bắc Kinh, trưa ăn cơm Hà Nội, tối ăn cơm Sài Gòn". Do vậy chúng đã nhận được bài học đầu tiên về hậu cần trong chiến tranh. Sau đây là trích lược nội dung chính bài báo: 

Đội tiếp tế hậu cần của Trung Quốc trong chiến tranh Việt - Trung 1979.

"Đêm trước cuộc chiến tranh năm 1979, có những bộ đội tham chiến, trong lúc tiến hành các hoạt động chuẩn bị vật chất, đã rất coi trọng vũ khí đạn dược, trang bị khí tài nhưng đối với vấn đề cơm nước của bộ đội, tức là vấn đề bảo đảm ăn uống thì lại không mấy chú tâm. Họ cho rằng xét cho cùng thì ăn lương khô hay là ăn cơm nóng cũng không mấy quan trọng. Họ nghĩ rằng “đánh trận, cái gì mà ăn nóng với ăn lạnh, bộ đội có gì ăn nấy là được”. 



Dưới tinh thần chỉ đạo của tư tưởng này, trước khi phát động tiến công, rất nhiều chiến sĩ xuất phát từ yêu cầu trực tiếp của việc tiêu diệt đối phương nên phổ biến nghĩ rằng cần mang nhiều đạn dược. Có người đã vứt bớt khẩu phần lương khô 2 ngày, chỉ mang theo khẩu phần 1 ngày và bỏ thêm đạn vào túi lương khô. Ngay cả các dụng cụ làm bếp cũng bỏ ở trận địa xuất phát tiến công, lính anh nuôi toàn bộ đều cho đi vận tải đạn dược và tải thương binh. 

Kết quả là sau khi nổ súng mới phát hiện vấn đề ăn uống căn bản không đơn giản như tưởng tượng lúc trước chiến tranh. Lấy trung đoàn 489 sư đoàn 163 quân đoàn 55 làm ví dụ. Khi đó khí hậu ngột ngạt, trên núi không có nước. Trong lúc đang chiến đấu kịch liệt thể lực tiêu hao lớn, sĩ quan binh lính mất nước miệng khô họng khát, không thể nuốt nổi lương khô, không muốn ăn những đồ hộp thịt lợn nhiều dầu mỡ, mà cũng không thể được hậu phương cung cấp đồ ăn nóng. Vì thế, ngày 17/2, trừ bữa ăn sớm lúc 5 giờ sáng, bộ đội cơ bản không ăn gì. 

Sáng hôm sau lực lượng chủ lực trung đoàn rút khỏi chiến đấu, hậu phương mang tới gạo, thịt và rau, tiểu đội nuôi quân bắt đầu nấu cơm. Các chiến sĩ sau khi ăn no phổ biến phản ánh là “ăn cơm nóng canh nóng, ăn một bát thì sức lực lại hồi phục một phần”. 

Dân công tiếp tế của quân Trung Quốc trong chiến tranh 1979. 

Kinh nghiệm thực chiến chứng minh, chiến trường nằm tại bắc bộ Việt Nam với núi cao rừng rậm, tốc độ tiến công của bộ đội nhanh, thể lực hao phí nhiều, mồ hôi nhiều, lương không quá khô lại thêm thiếu nước, chỉ đơn thuần dựa vào lương khô là không thể bảo đảm nhu cầu tác chiến của bộ đội. 


Tổ chức bảo đảm ăn nóng, bảo đảm bộ đội ăn đầy đủ, ăn no mới có thể lực để tiến hành chiến đấu. Đây là một trong những điều kiện vật chất quan trọng để bảo đảm sức chiến đấu và giành chiến thắng của bộ đội, là mắt xích trọng yếu của công tác bảo đảm quân nhu thời chiến. 

Trong tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể, bất kể là trên mặt dinh dưỡng hay khẩu cảm, lương khô đều không bằng cơm nóng, chỉ ưu điểm ở chỗ có thể ăn nhanh mà không thể dùng thường xuyên. Muốn bảo đảm thể lực hữu hiệu cho bộ đội, củng cố và phát huy sức chiến đấu thì vẫn phải dựa vào cơm canh nóng. Do đó có thể thấy trình độ bảo đảm hậu cần của quân đội Trung Quốc thời đó đã rất cao, có thể nhanh chóng cung cấp các loại rau và thịt, không để bộ đội ở mặt trận phải gặm lương khô."

Nguồn: https://www.toutiao.com/a6680339344915431947/

Post a Comment

Tin liên quan

    -->