Sina: Việt Nam trở mặt, muốn bài trừ 5G Huawei như Mỹ

Trải qua nhiều sự trở mặt của đồng minh, Mỹ cuối cùng đã đợi được một bạn bè sát cánh tác chiến trong vấn đề Huawei. Trong khi các nước Đông Nam Á lần lượt nhập khẩu mạng thông tin di động 5G, Việt Nam lại tuyên bố sẽ bài trừ thiết bị 5G của Huawei ra ngoài. 

Ngược lại, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines, Cambodia đã ký hợp đồng nhập thiết bị linh kiện 5G của Huawei. 


Trước đó, công ty viễn thông lớn nhất của Việt Nam là Tập đoàn Viettel tuyên bố đã tự chủ nghiên cứu chế tạo và xây dựng mạng 5G của nước này để tránh các rủi ro về an toàn cho mạng thông tin Việt Nam. Ngày 25/4, công ty này lần đầu thử nghiệm thành công mạng 5G và có kế hoạch trong tháng 5 hoàn tất các thử nghiệm, đồng thời cuối quý 2 năm 2019 đến đầu quý 3 sẽ thử nghiệm cung cấp dịch vụ 5G. 



Công ty Viettel tự tin tuyên bố họ đã tự chủ nghiên cứu phát triển các công nghệ lõi và thiết bị của mạng 5G đồng thời đặt ra một mục tiêu vĩ đại: Đến 2020 sẽ chế tạo 80% thiết bị cơ sở cốt lõi của mạng 5G Việt Nam. Người phụ trách công ty còn tiết lộ trong mạng 4G Việt Nam cũng không sử dụng thiết bị Huawei, bởi thế cũng sẽ không sử dụng trong mạng 5G: “Chúng tôi đã tự đầu tư hàng triệu USD nghiên cứu phát triển mạng 5G và đang ra sức phát triển sử dụng các thiết bị 5G”. 

Như vậy vấn đề là, theo tin tức liên quan thì Viettel là một công ty thiếu các công nghệ chuyên nghiệp cần thiết, hơn nữa đối với việc nghiên cứu mạng 5G tiên tiến nhất, chỉ vài triệu USD có thể nói là hạt muối bỏ biển, đừng nói là nghiên cứu thành công công nghệ lõi mà ngay cả thiết bị cũng rất khó thực hiện. Rút cục là ai đã giúp họ có dũng khí đặt ra mục tiêu như vậy? 

Đồng thời với đó, hai nhà mạng khác tại Việt Nam cũng lựa chọn thiết bị của Samsung để chứng tỏ lập trường “cự tuyệt Huawei”. 

Việc Việt Nam tự nghiên cứu phát triển thiết bị 5G đẩy Huawei ra ngoài bị truyền thông cho là một hành động đồng hành với Mỹ. Từ 2018, Mỹ ra sức thực hiện cuộc vận động “tẩy chay Huawei” nhưng đại đa số các nước Đông Nam Á cuối cùng vẫn lựa chọn đứng về phía Huawei mà không sợ cảnh cáo của Mỹ. Điều này giúp sức cạnh tranh của Huawei trong lĩnh vực 5G càng mạnh, giá cả thiết bị cũng hạ 10% so với các nhà chế tạo khác. 

Nhưng cách làm của Việt Nam lại không giống số đông. Những nhà phân tích cho là Việt Nam hy vọng thông qua hành động này cùng với Mỹ hình thành lợi ích chung với Mỹ, củng cố lòng tin giữa hai bên. 


Còn đối với việc “lung lạc” nhân tâm người Mỹ để đạt mục đích “cùng chung hoạn nạn” với đối phương, đương nhiên phải ra tay từ những việc khiến đối phương khổ sở. Trong lúc nước Mỹ bị bạn bè quay lưng nhất hiện nay là trên vấn đề Huawei, Việt Nam trở thành bạn bè tay nắm tay với Mỹ, như vậy lúc này lựa chọn bài trừ Huawei là tốt nhất. Các nhà phân tích cho rằng Việt Nam giả vờ tự nghiên cứu phát triển để ngăn chặn thiết bị Huawei để lấy cớ sử dụng thiết bị và công nghệ của Mỹ! Nói cách khác là cho Mỹ cơ hội bán công nghệ và thiết bị ra ngoài. 


Tuy nhiên, tuyệt kỹ trở mặt “với tốc độ ánh sáng” của người Việt thật khiến người khác không thể so sánh. Tháng 2 năm nay, Bộ trưởng Thông tin Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng từng cho biết các nhà cung cấp thiết bị 5G không loại trừ Huawei, thể hiện thái độ mở cửa đối với các nhà cung cấp, đồng thời cũng nói Huawei tự tin mở rộng tại Việt Nam. Việc này mới qua chưa bao lâu, thái độ đã quay ngoắt 180 độ? Không biết tấm gương tình huynh đệ của Việt Nam, nước Mỹ đã nhìn thấy chưa? 

Nguồn: https://t.cj.sina.com.cn/articles/view/5953740980/162dee0b402000ixfq

Bình luận: Đây là một giọng điệu bực tức của người Trung Quốc trước việc Huawei mất cửa vào thị trường Việt Nam - một thị trường gần 100 triệu dân. Những nước mà họ dẫn ra như Malaysia, Thái Lan, Campuchia đều là những nước nhận nhiều đầu tư từ Trung Quốc cho nên hợp đồng với Huawei có thể cũng nằm trong những trao đổi. 

Riêng Việt Nam, việc nghiên cứu phát triển mạng 5G đã được đặt ra từ lâu. Như Viettel đã định hướng đầu tư sản xuất trạm phát sóng 5G từ năm 2015 và đã đề ra mục tiêu hoàn thành chế thử trạm phát sóng 5G phiên bản 1 vào năm 2019, năm 2020 thử nghiệm mạng lưới trạm 5G, 2021 thương mại sản phẩm. Cũng từ rất lâu, những người ở Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông đã có tư duy là: “với mạng 5G, số lượng các nhà cung cấp thiết bị trên thế giới không nhiều, dẫn đến nguồn cung hạn chế cho nên vấn đề an ninh mạng, an ninh quốc phòng đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước muốn tự chủ nghiên cứu, sản xuất thiết bị”. Bởi vậy những cáo buộc của Sina rằng Việt Nam trở mặt hay “đi theo Mỹ” để “tẩy chay Huawei” chỉ là nói càn.



8 Comments

Tin liên quan

    -->