Báo Tàu: Để “lấy lòng” Mỹ, VN muốn hạ thủ với TQ

Quy mô xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đang không ngừng tăng. 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của VN vào Mỹ đã tăng trưởng 40,2% so với cùng kỳ và do vậy Việt Nam trở thành một trong những nước châu Á tăng trưởng xuất khẩu vào Mỹ nhanh nhất. Tuy nhiên tháng trước, Mỹ đột nhiên thẩm tra kinh tế Việt Nam, điều này khiến Việt Nam “hoang mang”. Để không đánh mất ưu thế xuất khẩu vào Mỹ, Việt Nam cũng bắt đầu tích cực hành động. 


Theo tin tức mới nhất ngày 10/6, Việt Nam gần đây tuyên bố: Các sản phẩm nước ngoài chuyển đến Việt Nam để xuất khẩu, không sản xuất tại Việt Nam nhưng lại dán nhãn “made in Vietnam” sẽ bị đánh thuế xuất nhập khẩu cao hơn. Phía Việt Nam chỉ ra rằng một số nhà buôn nhập khẩu hàng hóa từ các nước châu Á rồi làm lại bao bì, dán nhãn “made in Vietnam”, sau đó đem những hàng hóa này đi xin chứng nhận sản xuất tại Việt Nam rồi xuất khẩu đến Mỹ, châu Âu, Nhật Bản để trốn mức thuế cao. 




Mục đích của Việt Nam rất rõ ràng là muốn duy trì ưu thế tăng trưởng vào Mỹ, bởi vì theo lý giải của họ, nếu tiếp tục để các hàng hóa giả mạo Việt Nam xuất khẩu đến Mỹ, Việt Nam có thể bị Mỹ trừng phạt. Tháng trước, Việt Nam vừa bị Mỹ liệt vào danh sách theo dõi. Khi đó Việt Nam trả lời rằng sẽ không lợi dụng tỉ giá để giành ưu thế bất công bằng trong thương mại. 

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Từ 2010, xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ bình quân tăng trưởng 16,3% một năm. Đến năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đã đạt 47,5 tỷ USD. Báo cáo của Mỹ cho biết, trong 10 năm qua, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ không ngừng tăng lên, đến năm 2018 đã đạt tới 40 tỷ USD. Điều đáng nói là hiện nay Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào nguồn cung nguyên vật liệu và máy móc từ Trung Quốc để phục vụ cho các ngành chế tạo sử dụng nhiều lao động của mình. 

Lợi bất cập hại? 


Rõ ràng kinh tế Việt Nam đã nếm những vị ngọt đậm từ các biện pháp kinh tế thương mại mà Mỹ áp dụng với các nước khác. Có chứng cứ cho thấy không ít xí nghiệp ồ ạt chuyển chuỗi cung ứng của họ rời đến các nước châu Á khác. Việc này khiến Việt Nam trở thành người thu được lợi ích lớn nhất trong lần xung đột thương mại này. 

Nomura Holdings của Nhật phân tích số liệu thương mại xác nhận rằng quý I năm nay, Việt Nam nhờ chiến tranh thương mại mà giành được các đơn hàng mới có giá trị bằng 7,9% tổng GDP, đây là mức tăng kỷ lục. 


Cùng với quá trình các chuỗi cung ứng điều chỉnh, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam cũng tăng mạnh. Thống kê cho thấy thu hút đầu tư nước ngoài đạt 19,1 tỷ USD, tạo kỷ lục mới trong 6 năm qua. Trong đó, 5 nước đầu tư lớn nhất đều đến từ thị trường châu Á, đồng thời công nghiệp gia công là lĩnh vực của Việt Nam thu hút nhiều đầu tư nhất, chiếm đến 81,8% tổng số vốn đầu tư. Nói cách khác, đại bộ phận đầu tư mà Việt Nam giành được là liên quan đến xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng. 




Nhưng hiện nay Việt Nam lại vì duy trì ưu thế xuất khẩu đến Mỹ mà dự định “hạ thủ” với những sản phẩm đến từ châu Á này, việc này sẽ làm giảm hứng thú đầu tư của một bộ phận xí nghiệp nước ngoài. Điều quan trọng hơn, Mỹ luôn lo lắng về sự mất cân bằng thương mại với Việt Nam. Trước đây họ đã chuẩn bị tăng thuế lên 25% với tôm đông lạnh của Việt Nam - mặc dù hiện nay đã hạ xuống nhiều nhưng việc này vẫn khiến các doanh nghiệp Việt lo lắng. 


Hiển nhiên nước Mỹ đã chuẩn bị dán nhãn ‘kẻ thao túng tiền tệ” cho Việt Nam nhưng Việt Nam lại lựa chọn hy sinh đầu tư đến từ châu Á để “lấy lòng” Mỹ. Cách nghĩ này rút cục có thể đạt được hiệu quả như họ nghĩ không vẫn là điều còn nghi ngờ. Nhưng điều khẳng định là nếu điều đó làm tổn hại tới lợi ích của các nước châu Á khác thì chắc chắn sẽ mang lại mối đe dọa cực lớn cho công nghiệp sản xuất của Việt Nam. 

Nguồn: 
http://www.sohu.com/a/320011157_334198?scm=1019.e000a.v1.all&spm=smpc.csrpage.news-list.1.1560421794810z72N1vo 

Bình luận: Bài báo trên đây của Sohu phân tích về việc mới đây Việt Nam công bố sẽ có biện pháp chấn chỉnh việc hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt rồi xuất đi Mỹ để né thuế. Trong bài không chỉ thẳng ra Trung Quốc mà dùng từ nói giảm nói tránh là “quốc gia châu Á” nhưng ở Việt Nam thì truyền thông đã chỉ thẳng ra chuyện hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt. Thực chất vấn đề này không phải là một phản ứng bột phát của Việt Nam mà nó đã được dự báo từ khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bắt đầu. Việt Nam làm điều này cũng không phải để “lấy lòng” Mỹ mà chẳng qua để bảo vệ lợi ích cho bản thân mình. 

Mặt khác nếu các doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam xin đầu tư nhưng không sản xuất hoặc chỉ sản xuất lấy lệ để che mắt còn thực tế họ chuyển hàng từ nước họ sang nhà máy ở Việt Nam để đóng gói lại và dán nhãn sản xuất tại Việt Nam thì lợi ích của dự án đó với Việt Nam là rất ít, không đúng như kỳ vọng của chúng ta. Nếu không ngăn chặn hữu hiệu tình trạng hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt thì sau đó Mỹ có thể đánh thuế cao với tất cả hàng Việt, đó mới là lợi bất cập hại.

Post a Comment

Tin liên quan

    -->