Báo Thái Lan: Việt Nam đã ‘miễn cưỡng’ thành một cường quốc hạng trung châu Á

Trong các cuộc thảo luận cá nhân với những quan chức ngoại giao cao cấp Việt Nam, người ta có thể dễ dàng cảm giác nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa ngày nay là một cường quốc hạng trung miễn cưỡng ở châu Á. Trong quan điểm của họ, Việt Nam đang có một vị thế khu vực và quốc tế tốt với ổn định chính trị liên tục và kinh tế đang tăng trưởng. Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6,8% trong năm nay là một bằng chứng tốt về thành công của họ. 

Ông Trump gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong thời gian dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2. 

Ở một khía cạnh khác cũng có nhận thức về những điểm dễ tổn thương của nước này khi họ tiếp tục hiện đại hóa và hội nhập kinh tế toàn cầu. Kể từ khi kết thúc chiến tranh Đông Dương, Việt Nam đã bắt đầu thích nghi và điều chỉnh bản thân bằng cách đấu tranh và xử lý một môi trường bên ngoài thù địch và chống phá để trở thành một thế lực khu vực. Khi chuẩn bị giữ chức Chủ tịch ASEAN và ủy viên không thường trực HĐBA trong năm sau, Việt Nam đang chuẩn bị một danh sách các việc phải làm cả về đối nội và đối ngoại. 




Tuần trước, hàng chục quan chức ngoại giao cấp cao của Việt Nam và Nhật Bản đã tham dự một cuộc hội thảo về nhiều lĩnh vực của quan hệ hai bên trong ngày ASEAN- Nhật Bản. Cuộc hội thảo lớn này có sự tham gia của gần 400 đại biểu, cho thấy rõ ràng sự gần gũi giữa Nhật Bản với Việt Nam - người điều phối giữa Nhật với ASEAN và đóng một vai trò trung tâm trong chính sách ngoại giao của Nhật. 

Họ cũng tổ chức các cuộc trao đổi về cách tăng cường quan hệ đối tác chiến lược. Cả hai nước đang soạn thảo các biện pháp để phát triển quan hệ đối tác trong an ninh hàng hải. Nhật dự định tăng cường thực thi pháp luật biển, khả năng và nhận thức hàng hải. Nhật đã cung cấp cho Việt Nam 6 tàu tuần tra xa bờ. Những tàu này sẽ giúp Việt Nam tăng tần số và hiệu quả tuần tra duyên hải. 

Nhật Bản không phải đất nước duy nhất ‘ve vãn’ Việt Nam. Các nước khác gồm Mỹ, Nga, EU, Ấn Độ, Hàn Quốc và Australia đều có kế hoạch thúc đẩy khả năng hàng hải của Việt Nam. Trong Sách trắng Quốc phòng được dự kiến công khai vào mùa thu này, Việt Nam sẽ thay đổi chiến lược quốc phòng từ lực lượng chủ yếu trên bộ sang lực lượng coi trọng biển, đánh dấu sự thay đổi quan điểm của Quân đội Nhân dân Việt Nam từ sau chiến tranh Đông Dương. Đây là một động thái có ý nghĩa nhằm tăng cường an ninh cho đường bờ biển dài 3260 km đối diện Thái Bình Dương rộng lớn của Việt Nam. 

Ông Trump và ông Kim tại cuộc gặp thượng đỉnh ở Hà Nội. 


Thêm nữa, vị thế toàn cầu của Việt Nam cũng đã nâng lên rất nhiều kể từ khi họ tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim lần hai hồi tháng 2. Mặc dù Mỹ và Triều Tiên không thể thỏa thuận về kế hoạch phi hạt nhân hóa nhưng chủ nhà đã cực kỳ hài lòng với kết quả hội nghị thượng định khi Việt Nam trở thành xúc tác trong sự phát triển tương lai của bán đảo Triều Tiên, đặc biệt là trong vấn đề liên quan đến các kế hoạch chuyển đổi kinh tế. 

Trước hội nghị thượng đỉnh, vai trò của Việt Nam trong việc hỗ trợ về đường lối kinh tế tương lai của Triều Tiên đã được thảo luận rộng rãi. Tổng thống Mỹ Donald Trump thậm chí nói ằng Triều Tiên có thể là Việt Nam tiếp theo. 




Trong 5 ngày đến dự hội nghị thượng đỉnh, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ở Hà Nội và ấn tượng với cải cách và tiến bộ kinh tế của Việt Nam. Trong quãng đường 192 km từ thị trấn biên giới Đồng Đăng ở tỉnh Lạng Sơn về Hà Nội, ông Kim và những người tùy tùng đã đi bằng xe limousine dọc theo tuyến đường cao tốc quốc gia số 1 với 4 làn xe. 

Theo một nhà ngoại giao ASEAN, ông Kim đã ngạc nhiên khi thấy một tuyến đường cao tốc rộng rãi và tốt như vậy cũng như mật độ an ninh dày đặc trong chuyến đi đó. Rút cục Triều Tiên chỉ có 700 km đường cao tốc. Suốt chuyến đi, Việt Nam đã huy động hàng chục ngàn người vẫy cờ để chào đón ông Kim và tùy tùng. 

An ninh được thắt chặt ở ga Đồng Đăng trước khi đoàn tàu của lãnh đạo Triều Tiên đến. 

Nhà ngoại giao nọ nói rằng không có nước nào từng cung cấp được an ninh thắt chặt như vậy với một vị khách vị thế cao như ông Kim đã thấy trong chuyến đi của mình. Tại nhiều điểm trong chuyến hành trình đường bộ, ông Kim đã phải hạ kính cửa sổ và mỉm cười với đám đông vẫy cờ. 




Việt Nam phải điều một sư đoàn bộ đội và 3 sư đoàn nhân viên an ninh, bao gồm cảnh sát, để bảo đảm an ninh trong chuyến đi của ông Kim. Điều đó cũng cho thấy lĩnh vực an ninh đã được phân quyền cho địa phương hơn và hiệu quả hơn qua quá trình cải cách sâu rộng và hợp lý. 

Trong 3 tháng kể từ hội nghị thượng đỉnh, Bình Nhưỡng đã cử nhiều đoàn quan chức đến Hà Nội để tìm hiểu về quản lý tài chính, đầu tư và luật doanh nghiệp. Các nhóm nhỏ của Triều Tiên cũng đã thăm Việt Nam. Bình Nhưỡng đã đặt Hà Nội thành top đầu trong các bạn bè. Quan hệ nồng ấm Việt Nam - Triều Tiên đã gây ngạc nhiên cho các học giả chính trị khi nó diễn ra giữa bối cảnh phiên tòa ở Malaysia xử một phụ nữ Việt Nam và một phụ nữ Indonesia vì cáo buộc ám sát người anh cùng cha khác mẹ của ông Kim là Kim Jong-nam ở sân bay Kuala Lumpur tháng 2/2017. Cả hai phụ nữ này cuối cùng đều đã được trả tự do. 

Khi Thái Lan ở giữa nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN thì Việt Nam đã vạch ra mục tiêu chung cho nhiệm kỳ chủ tịch của mình vào năm sau. Họ sẽ tập trung vào xây dựng cộng đồng ASEAN để tăng cường gắn kết và tiếp tục thu hẹp khoảng cách giữa các thành viên cũ và mới. Mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam đã truyền cảm hứng cho các thành viên mới như Campuchia, Lào và Myanmar. 

Năm tới, Việt Nam dự tính ASEAN sẽ đóng vai trò tích cực hơn trong các vấn đề quốc phòng và an ninh, đặc biệt là dưới cơ chế ASEAN dẫn đầu như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Plus (ADMM+). Mục tiêu sẽ là thúc đẩy hơn nữa vai trò trung tâm của ASEAN để đối phó thách thức đến từ các viễn cảnh chiến lược khó lường và quản lý quan hệ của nhóm với các nước lớn. 




Hà Nội chắc sẽ thúc đẩy kết quả của đàm phán Đối tác Kinh tế Khu vực Toàn diện (RCEP) và các biện pháp khác nhằm xây dựng một “ASEAN đồng nhất”. Các vấn đề liên quan đến công nhân nhập cư và bảo vệ phụ nữ, trẻ em cùng các nhóm dễ bị tổn thương cũng sẽ là những điểm nổi bật khác. 

Cuộc bỏ phiếu bầu các ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ trong đó Việt Nam được bầu với 192/193 phiếu.

Ở cấp độ Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã quyết định tham gia vào chủ đề đối tác vì hòa bình bền vững với mục đích chính là tăng cường gìn giữ hòa bình LHQ. Với ghế ủy viên HĐBA không thường trực, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường vị thế của ASEAN tại cơ quan thế giới. Hà Nội có kế hoạch phái nhiều nữ sĩ quan tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở châu Phi, có thể là ở Sudan, và tăng thêm các nhóm quân y. Việt nam cũng sẽ thúc đẩy liên kết của nhiều cơ quan ASEAN với Liên Hợp Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển bền vững và kết nối. 

Nguồn: https://www.bangkokpost.com/opinion/opinion/1692984/vietnam-plays-role-of-reluctant-asian-middle-power

Post a Comment

Tin liên quan

    -->